Bài giảng Lịch sử Khối 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Trường THCS Đại Kim

pptx 18 trang thanhhien97 3730
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Khối 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Trường THCS Đại Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_khoi_6_bai_1_so_luoc_ve_mon_lich_su_truong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Khối 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Trường THCS Đại Kim

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Em hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Kỷ niệm đó có được gọi là quá khứ hay lịch sử của mỗi cá nhân không?
  2. MỞ ĐẦU TIẾT 1 – BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ Trường THCS Đại Kim
  3. 1. Lịch sử là gì? Em có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thủy đến nay? Vậy theo em Lịch sử là gì?
  4. 1. Lịch sử là gì? ❖Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, không kể thời gian ngắn hay dài. ❖Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ .
  5. 2. Học Lịch sử để làm gì? Quan sát hình 1 và hình 2, so sánh lớp học ở trường xưa và lớp học hiện nay có gì khác nhau? Hình 1. Hình 2.
  6. 2. Học` Lịch sử để làm gì? ❖Học lịch sử giúp ta hiểu cội nguồn dân tộc, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của người xưa trong quá trình dựng nước và giữ nước. ❖Nhờ học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng, gìn giữ những gì mà tổ tiên ta để lại. ❖Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
  7. 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử Nhóm 1: Tại sao em biết được cuộc Nhóm 2: Qua hình 1, 2 theo em sống của ông bà em trước đây? Em có những chứng tích nào, thuộc tư kể lại tư liệu truyền miệng mà em liệu nào? biết? Nhóm 3: Những cuốn sách Lịch sử Nhóm 4: Các nguồn tư liệu có ý có giúp ích cho em không? Đó là nghĩa gì đối với việc học tập nguồn tư liệu nào? nghiên cứu lịch sử?
  8. 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử Dựa vào 3 loại tư liệu: + Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết ) + Tư liệu hiện vật (các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ ) + Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia )
  9. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh Loại tư liệu truyền thuyết Truyền thuyết Thánh Gióng Loại tư liệu truyền thuyết
  10. Văn bia Tiến si (Văn Miếu – Quốc Tử Giám) Loại tư liệu chữ viết
  11. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Chọn vào đáp án đúng nhất.
  12. CÂU 1: Lịch sử là A những gì đã diễn ra trong quá khứ. B những gì đã diễn ra hiện tại. C những gì đã diễn ra D bài học của cuộc sống
  13. CÂU 2: Để đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử, cần yếu tố nào sau đây? A Số liệu B Sử liệu C Tư liệu D Tài liệu
  14. Câu 3: Người xưa để lại những chứng tích có tác dụng gì? A Giúp chúng ta hiểu về lịch sử. B Giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của xã hội loài người. C Giúp chúng ta hiểu và dựng lại lịch sử. D Giúp chúng ta nhìn nhận về đúng lịch sử.
  15. CÂU 4: Truyện “Thánh Gióng” thuộc nguồn tư liệu nào? A Truyền miệng B Hiện vật C Chữ viết D Không thuộc các tư liệu trên
  16. Câu 5: Tại sao chúng ta biết đó là bia Tiến sĩ? A Nhờ có tên tiến sĩ B Nhờ có những tài liệu lịch sử để lại C Nhờ có nghiên cứu khoa học D Nhờ khắc chữ trên bia có tên tiến sĩ
  17. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ GV giao nhiệm vụ cho HS: ❖ Về nhà sưu tầm các câu chuyện, truyền thuyết, hình ảnh văn bia lịch sử. ❖ Học bài cũ theo câu hỏi sgk ❖ Đọc trước bài mới và chuẩn bị trả lời các câu hỏi sgk.