Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương - Đoàn Thị Thu Hương

ppt 28 trang thanhhien97 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương - Đoàn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_6_bai_26_cuoc_dau_tranh_gianh_quyen_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 6 - Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương - Đoàn Thị Thu Hương

  1. TRƯỜNG THCS NAM HẢI GV: Đoàn Thị Thu Hương Môn: Lịch sử 6
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Theo sử cũ, giai đoạn lịch sử thời Bắc thuộc diễn ra trong khoảng thời gian? A. từ năm 179 TCN đến thế kỉ X B. từ năm 40 đến năm 900 C. từ năm 248 đến thế kỉ IX D. từ năm 246 đến năm 900 2. Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta là gì? A. Bóc lột nhân dân ta cùng cực B. Tàn sát nhân dân ta C. Đồng hóa dân tộc ta D. Tất cả đều sai
  3. 3. Nối cột A với cột B để có câu trả lời đúng nhất. Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Năm 40 Năm 248 Lý Bí Năm 542 - 602 Phùng Hưng Đầu TK VIII Mai Thúc Loan Trong khoảng (776 - 791) Hai Bà Trưng Bà Triệu
  4. Tượng Khúc Thừa Dụ ( ? - 907 )
  5. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc Hồng Châu Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc
  6. Khúc Hạo còn gọi là Khúc Thừa Hạo là con của Khúc Thừa Dụ, thay cha làm Tiết độ sứ vào năm Đinh Mão 907, hết lòng chăm lo việc dân việc nước. Nối nghiệp cha và nối chí cha, Khúc Hạo đã đảm đương một cách tài giỏi trọng trách củng cố nền tự chủ còn non trẻ của dân tộc Việt Nam. Khúc Hạo kiên trì giữ vững đất nước, chăm lo xây dựng nền tảng độc lập của dân tộc, tiến hành nhiều cải cách quan trọng về các mặt dựa trên quan điểm "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui" (Việt sử thông giám cương mục).
  7. Ngô Quyền (898 - 944)
  8. Ngô Quyền bảo với các tướng tá: “Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi lại nghe tin Kiều Công Tiễn chết nên không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức mạnh đối địch với quân mệt mỏi, tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua không thể biết được”
  9. Cửa sông Bạch Đằng Chặt gỗ để đóng cọc Đóng cọc dưới lòng sông Quân ta mai phục hai bên bờ
  10. THẢO LUẬN NHÓM: Nhóm 1+2 Vì sao Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với quân Nam Hán? Nhóm 3+4 Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
  11. Nhóm 1+2: Vì sao Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với quân Nam Hán? Sông Bạch Đằng là nơi có địa hình hiểm trở: -Trước cửa sông Bạch Đằng, về phía bắc có những đảo nhỏ và những cánh rừng bạt ngàn thuận tiện cho việc dấu quân mai phục. -Do ảnh hưởng của thuỷ triều lên – xuống rất mạnh, mực nước chênh lệch nhau đến 3m - Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.
  12. - Sông Bạch Đằng ( còn gọi là Bạch Đằng Giang) hiệu là sông Vân Cừ. Là con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), nằm trong hệ thống sông Thái Bình. - Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam: + Năm 938 của Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán. + Năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược. + Năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông - Nguyên
  13. Nhóm 3+4: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? - Chủ động: Đón đánh quân xâm lược. - Độc đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng
  14. LƯỢC ĐỒ: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 Bãi cọc (giả định) Quân bộ mai phục Quân thủy Chú giải: Quân địch Quân địch tháo chạy Quân ta rút lui
  15. - Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
  16. - Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. - Khi triều lên: quân ta cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng.
  17. - Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. - Khi thuỷ triều lên: ta cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng.  Lưu Hoàng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc
  18. - Khi thuỷ triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi, rút chạy ra biển.
  19. - Khi thuỷ triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi, rút chạy ra biển. + Quân mai phục của ta tấn công từ 2 bên quân Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc vỡ tan.
  20. - Khi thuỷ triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi, rút chạy ra biển. + Quân mai phục của ta tấn công từ 2 bên quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc vỡ tan. - Số còn lại bị ta dùng thuyền nhỏ ra đánh tiêu diệt đến quá nửa Lưu Hoàng Tháo tử trận
  21. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
  22. “Bạch Đằng một trận giao phong Hoằng Tháo lạc vía, Kiều Công nộp đầu Quân thân đã chính cương trù Giang sơn rầy có vương hầu chủ trương Về Loa Thành mới đăng quang Quang danh cải định triều cương đặt bày” (Đại Nam quốc sử diễn ca) Trận Bạch Đằng là “một vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu há chỉ phải lừng lẫy chỉ một thời bấy giờ mà thôi đâu!” (Ngô Thì Sĩ)
  23. Khu di tích Từ Lương Xâm Ba chiếc cọc Bạch Đằng hiện đang - Nam Hải - Hải An- Hải Phòng được lưu giữ tại nhà Giải Vũ, khu di tích Từ Lương Xâm
  24. TRÒ CHƠI Ô CHỮ 4.1.6. 7.Khi5.Tên 2. Tên PhươngTừ Quân sang 8.tướng connào Ai Nam xâm đãsôngthích tiện của cầu lượcHán mà đượchợpquân cứu quântiến nước dùng quânNamchọn vào Nam ta trong Hán Namlàmnước quân Hán sangtrận cụmHán? taNamsử bằng xâmtừ dụng 3. Quê của Ngô Quyền. (8 chữ cái) Hánđịanước“vộikhi đườngcọcđóng tiến(vã ta?(12 12 ngầm. thúc về ởđánhchữ nào?(4đâu?(6 chữ cái).(8 nước chữ cái) chữchữ ta.(nước”cái) cái)cái) 6 chữ ? cái). 1 L Ư U H O Ằ N G T H Á O 2 B I Ể N 3 Đ Ư Ờ N G L Â M 4 H Ả I M Ô N 5 Q U Â N 6 B Ạ C H Đ Ằ N G 7 T H U Y Ề N 8 K I Ề U C Ô N G T I Ễ N NU GN ÔG QÔ UQ YN ỀY NỀ
  25. - Về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3 SGK - Xem lại kiến thức chương II và chương III để ôn tập HKII