Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

ppt 50 trang Hải Phong 17/07/2023 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_7_bai_9_nuoc_dai_co_viet_thoi_dinh_tie.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

  1. Kiểm tra bài cũ 1. Ngô Quyền đã xây dựng nền độc lập ntn? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền? 2. Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để thống nhất đất nước?
  2. Đáp án 1. - Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô - Bỏ chức tiết độ sứ - Bộ máy nhà nước thời Ngô: + Ở trung ương, đứng đầu là vua, dưới vua có quan văn quan võ + Ở địa phương, có thứ sử các châu (châu Hoan, châu Phong ) - Nhận xét: còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đã khẳng định nền độc lập tự chủ
  3. 2. * Hoàn cảnh - Đất nước rối ren, loạn lạc - Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta * Qúa trình thống nhất đất nước - Đinh Bộ Lĩnh tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư - Được sử ủng hộ của nhân dân - Cuối năm 967, đất nước được thống nhất
  4. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, tình hình nước ta thế nào. Kinh tế và văn hóa phát triển ra sao. Ta cùng đi vào bài mới
  5. Tiết 12 + 13 Bài 9 NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH-TIỀN LÊ
  6. I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ
  7. 1. Nhà Đinh xây dựng đất nước
  8. Giảng: Sau khi thống nhất đất nước, ĐBL lên ngôi (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt , đóng đô tại Hoa Lư
  9. Hỏi: Tại sao ĐTHoàng lại chọn Hoa Lư để đóng đô? Trả lời: Bởi vì - Hoa Lư là quê của ĐTHoàng - Đất hẹp, xung quanh có đồi núi thích hợp cho việc phòng thủ
  10. Thông tin: Hoa Lư là một vùng đất hẹp, xung quanh có nhiều đồi núi. Nhà Đinh cho xây tường thành nối các núi đá vôi thành hai khu vực: thành Nội và thành Ngoại. Trong thành có cung điện của nhà vua và nhiều nhà ở của quan lại, binh sĩ, có chùa Nhất Trụ, chùa Báo Thiên. Bên ngoài là nơi nhân dân sinh sống.
  11. Giảng: Năm 970, ĐTHoàng đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ thần sang giao hảo với nhà Tống
  12. Hỏi: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của các hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì? Trả lời: Khẳng định người Việt có giang sơn. Chứng tỏ nước Việt đã được độc lập tự do, ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là một nước nhỏ bé, lệ thuộc. Hỏi: Nhà Đinh sai sứ sang giao hảo với nhà Tống nhằm mục đích gì? Trả lời: Muốn giữ quan hệ giao bang, hòa hiếu giữa hai nước Việt-Tống
  13. Giảng: ĐBL phong vương cho các con, cử người thân cận nắm giữ các chức vụ quan trọng. Ông cho xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước, dùng những hình phạt khắc nghiệt để trừng trị kẻ phạm tội,
  14. Hỏi: Những việc làm của ĐBLĩnh có ý nghĩa ntn? Trả lời: Nhằm củng cố đất nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng thời thể hiện ý chí độc lập tự chủ của dân tộc
  15. Ghi bài - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng - Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư - Phong vương cho các con, cắt cử quan lại - Xây dựng cung điện, đúc tiền
  16. Nhà Đinh xây dựng đất nước như thế, vậy thì ông có tổ chức chính quyền không hay là ai khác. Để tìm hiểu chúng ta cùng đi vào phần 2
  17. 2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
  18. Giảng: Cuối năm 979, nội bộ triều đình lục đục. Cha con ĐTHoàng và ĐLiễn bị ám hại
  19. Hỏi: Ai được tôn lên làm vua? Vì sao các tướng lĩnh lại tôn ông lên làm vua? Trả lời: - Lê Hoàn được tôn lên làm vua - Các tướng lĩnh tôn ông lên làm vua là vì: + Ông là người tài giỏi, chí lớn, mưu cao, khỏe mạnh + Ông lại là Thập đạo tướng quân khi còn ở triều Đinh
  20. Giảng: Khi Lê Hoàn lên ngôi,ông đã lập ra nhà Tiền Lê và tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương
  21. Sơ đồ bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê (1) Vua (có Thái sư – Đại sư giúp việc) Quan văn Quan võ
  22. Còn ở địa phương (2) 10 lộ Phủ Châu
  23. Hỏi: Quân đội thì nhà Tiền Lê phân chia, tổ chức như thế nào? Trả lời: Gồm có 10 đạo và 2 bộ phận quân: quân địa phương và cấm quân
  24. Ghi bài - Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà Tiền Lê - Tổ chức chính quyền dưới thời Tiền Lê • Trung ương: Vẽ hình (1) vào vở • Địa phương: Vẽ hình (2) vào vở • Quân đội: gồm 10 đạo và 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương
  25. Khi đã tổ chức chính quyền, đất nước ta thời Tiền Lê có được phát triển nữa không, hay bị các thế lực khác sang xâm chiếm. Nếu có xâm chiếm thì xâm chiếm ra sao, đất nước ta do ai lãnh đạo. Để tìm hiểu cặn kẽ chúng ta đi vào phần 3
  26. 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
  27. Đầu năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo 2 đường: thủy và bộ. . Cuộc kháng chiến thắng lợi
  28. Hỏi: Lê Hoàn đánh bại được quân Tống có ý nghĩa gì? Trả lời: - Cho thấy sức mạnh lãnh đạo của vua và tinh thần chống ngoại xâm của dân ta - Người Việt có khả năng bảo vệ nền độc lập cho dân tộc
  29. Ghi bài • Diễn biến - Đầu năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo 2 đường: thủy và bộ - Vua Lê trực tiếp lãnh đạo. Ông cho đóng quân ở bã cọc tại sông Bạch Đằng. Thủy quân của địch bị đánh bại - Quân bộ cũng bị đánh thê thảm, phần vì không kết hợp được với quân thủy nên bị tổn thất nặng nề - Cuộc kháng chiến do Lê Hoàn lãnh đạo thắng lợi hoàn toàn • Ý nghĩa: - Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân và dân ta - Chứng tỏ khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt
  30. Khi đã chống quân Tống xong, liệu kinh tế có phát triển và văn hóa có được tốt hơn không? Chúng ta cùng đi vào phần II
  31. II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
  32. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về kinh tế
  33. 1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
  34. Hỏi: Nói đến kinh tế thì chúng ta nói đến mấy hình thức và hình thức gì? Trả lời: Có 3 hình thức - Nông nghiệp - Thủ công nghiệp - Thương nghiệp
  35. Hỏi: Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của ai? Trả lời: Của làng xã Hỏi: Để khuyến khích nhân dân sản xuất, nhà Lê đã làm gì? Trả lời: - Cày tịch điền - Đào vét kênh ngòi - Khai khẩn đất hoang
  36. Hỏi: Qua những chi tiết trên, em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh-Tiền Lê? Trả lời: - Ruộng đất thuộc sở hữu của làng xã - Khuyến khích nông dân sản xuất + Đào vét kênh ngòi + Khai khẩn đất hoang + Cày tịch điền
  37. Giảng: Nước ĐCV đã cho xây dựng một số xưởng thủ công. Với nhiều ngành nghề khác nhau như: đúc tiền, rèn vũ khí, may mủ áo, xây cung điện, nhà cửa, chùa chiền,
  38. Hỏi: Em thấy nghề thủ công có phát triển không? Nếu có thì tại sao? Trả lời: Nghề thủ công có phát triển. Bởi vì - Nhà nước chăm lo đến đời sống cũng như kinh tế của người dân - Các thợ thủ công khéo tay không bị cống nạp sang Trung Quốc
  39. Giảng: Song song với nông nghiệp và thủ công nghiệp là thương nghiệp. Khi thủ công nghiệp phát triển thì thương nghiệp cũng phát triển mạnh. Việc buôn bán trong và ngoài nước tốt. Trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành
  40. Ghi bài • Nông nghiệp - Ruộng đất được chia cho nông dân - Tổ chức lễ cày tịch điền - Chú trọng thủy lợi - Khai khẩn đất hoang • Thủ công nghiệp - Lập nhiều xưởng mới - Các nghề thủ công cổ truyền phát triển: kéo tơ, dệt lụa, làm giấy, làm đồ gốm, • Thương nghiệp - Việc buôn bán trong & ngoài nước phát triển mạnh - Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành Nông, thủ công và thương nghiệp phát triển dưới thời Đinh-Tiền Lê
  41. Nông, thủ công và thương nghiệp phát triển tốt, còn giáo dục và xã hội thì ntn. Chúng ta đi vào phần 2
  42. 2. Đời sống xã hội và văn hóa
  43. Hỏi: Xã hội có mấy tầng lớp? Đó là những tầng lớp nào? Trả lời: Có 2 tầng lớp cơ bản - Tầng lớp thống trị - Tầng lớp bị trị
  44. Ghi bài • Xã hội: có 2 tầng lớp cơ bản Vua - Sơ đồ tổ chức xã hội thời Đinh-Tiền Lê ( HS về nhà tự vẽ sơ đồ tầng lớp bị trị ) Quan văn, quan võ Nhà sư
  45. Hỏi: Tại sao các nhà sư lại được trọng dụng? Trả lời: Bởi vì họ là người có tài, biết chữ Hán và cũng chính là người dạy học
  46. Ghi bài • Giáo dục - Giáo dục chưa phát triển - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi - Chùa chiền được xây dựng nhiều, một số nhà sư được trọng dụng
  47. Dặn dò • Về nhà học bài và làm bài tập • Xem trước bài 10