Bài giảng Lịch sử Lớp 9 - Tiết 42, 43, 44: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)

pptx 18 trang Hải Phong 17/07/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 9 - Tiết 42, 43, 44: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_9_tiet_42_43_44_ca_nuoc_truc_tiep_chie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 9 - Tiết 42, 43, 44: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)

  1. TIẾT 42,43,44 Bài 29 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965-1973) I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. (1965-1968) 1- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam. a) Hoàn cảnh. - Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”. b) Âm Mưu, thủ đoạn. * Âm mưu: Dựa vào ưu thế quân sự (1.5 triệu quân Mĩ) + vũ khí tối tân -> Mĩ + ngụy Tìm diêt quân giải phóng. * Thủ đoạn : Tiến hành chiến dịch tìm diệt, mở các chiến dịch lớn bằng lực lượng tổng hợp Mĩ + chư hầu + Ngụy Sài Gòn . 2- Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. a) Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). 8.1965 => “ Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” b) Chiến thắng 2 mùa khô (1965-1966),(1966-1967).
  2. c) Thắng lợi đấu tranh chính trị. * Nông thôn. - Kết hợp với lực lượng vũ trang, ND đứng lên đấu tranh phá ách kìm kẹp của Mĩ. * Thành thị. - Ở hầu khắp Miền Nam, ND đứng lên đấu tranh đòi tự do, dân chủ, Mĩ cút về nước. * Kết quả : - Vùng giải phóng được mở rộng. - Uy tín của mặt trận giải phóng được nâng cao trên trường quốc tế. 3- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968. a) Hoàn cảnh. - Đầu xuân 1968, so sánh lực lượng 2 bên có lợi cho ta. - Lợi dụng mâu thuẫn của Mĩ trong năm bầu tổng thống. b) Diễn biến. - Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 : Ta đồng loạt tấn công 27/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 64/242 quận lị ở hầu hêt các ấp chiến lược và vùng nông thôn. - Đánh vào các cơ quan đầu não của địch : Tòa đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, bộ tổng tham mưu ngụy, sân bay Tân sơn Nhất v.v . c) Ý nghĩa. - Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ. - Buộc chúng phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa chiến tranh”. Tuyên bố ngừng ném bom Miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở Pari. * Hạn chế : Do đánh giá chưa sát tình hình nên ta bị tổn thất không nhỏ về lực lượng
  3. II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965-1968). 1- Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc. - 5/8/1964 : Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc bộ” chính thức ném bom phá hoại Miền Bắc. - 7/2/1965 : Mĩ gây ra chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần I , bắn phá Đồng Hới, Cồn Cỏ Mục tiêu : Các đầu mới giao thông, nhàmáy, xí nghiệp, các công trình thủy lợi, khu dân cư 2- Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất. (giảm tải) III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973). 1- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh “ và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. a) Hoàn cảnh. - Sau thât bại của “Chiến tranh cục bộ”. b) Âm mưu. - “Dùng người Viêt trị người Việt”, “Người Đông Dương trị người Đông Dương” c) Thực hiện. - Chủ lực ngụy cùng với cố vấn, hỏa lực Mĩ - Quân ngụy Sài Gòn xâm lược Cam-phu-chia (1970), Lào (1971). 2- Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. a) Thắng lợi về chính trị. - 6/6/1969 : Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam ra đời. - 4/1970 : Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương quyết tâm đánh Mĩ. - Phong trào đấu tranh diễn ra khắp Miền Nam.
  4. b) Thắng lợi về quân sự. + 30/4 ->30/6/1970 : Ta cùng Cam-pu-chia thắng lớn ở Đông bắc Cam-pu-chia. + 12/2 ->23/3/1971 : Ta chiến thắng đường 9 Nam Lào => Ta có khả năng chiến thắng “Việt Nam hóa chiến tranh”. 3- Cuộc tổng tiến công chiến lược 1972. - Từ 30/3 đên cuối tháng 6/1972, ta mở cuộc tổng tiến công chiến lược 1972. - Ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch : Quảng trị, Tây nguyên, Đông nam bộ. - Diệt 20 vạn tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn. - Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh Viêt Nam. IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969-1973). (giảm tải) V. Hiệp dịnh Pari (1973) chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam 1- Tiến trình hội nghị. - 13/5/1968 : Hội nghị bắt đầu họp, gồm 2 bên Mĩ và VN dân chủ cộng hòa. - 25/11/1969 : Họp hội nghị bốn bên : Mĩ Việt nam DCCH, Việt Nam cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam. - Ban đầu hội nghị diễn ra gay go, quyết liệt do lập trường của các bên xa nhau. - Sau thất bại ở “Điện biên Phủ trên không”(12/1972). Đế quốc Mĩ buộc phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam (27/1/1973). 2- Nội dung Hiệp định Pari. - Hoa kỳ và các nước tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Hoa kỳ rút hết quân đội và hủy các căn cứ quân sự, không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ Miền nam Việt Nam.
  5. - ND Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử. - Các bên thừa nhận ở Miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát, ba lực lượng chính trị. - Ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh. - Hoa kỳ cam kết tôn trọng, đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh. 3- Ý nghĩa lịch sử của hiệp định. - Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. - Mĩ tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ta, rút quân về nước. - Thắng lợi này tạo điều kiện quan trọng để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn Miền Nam. TIẾT 45, 46 Bài 30 HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973-1975) I. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh , khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa , ra sức chi viện cho miền Nam. - Sau hiệp định Pari 1973:Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế- văn hóa , ra sức chi viện cho miền Nam. - Kết quả : + Vết thương chiến tranh được hàn gắn, kinh tế phục hồi -> đời sớng nhân dân được nâng cao. + Chuẩn bị cho cuộc tiến tới tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 II. Đấu tranh chống địch “bình định lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam (GIẢM TẢI)
  6. III. Giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. 1- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam. - Cuối 1974 đầu 1975, Bộ chínhtrị quyết định giải phóng Miền Nam trong 2 năm. - Sau chiến thắng Phước Long, ta quyết định giải phóng Miền Nam trước mùa mưa 1975. 2- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. a) Chiến dịch Tây Nguyên (10/3 ->24/3) - 10/3/1975 : Ta đánh Buôn-ma-Thuột. - 12/3/1975 : Địch phản công nhưng thất bại. - 14/3/1975 : Địch rút quân khỏi Tây Nguyên, bị ta đánh truy kích. - 24/3/1975 : Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. b) Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21/3 ->3/4). - 10h30 ngày 25/5/1975, ta tấn công Huế. - 26/3/1975 : Huế được giải phóng. - 28/3/1975 : Ta tấn công Đà Nẵng. -29/3/1975 : Đà Nẵng được giải phóng. - Từ 29/3 -> 3/4/1975 : Ta giải phóng các tỉnh ven biển miền trung : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên V,V c) Chiến dịch Hồ Chí Minh. * Trước chiến dịch :Từ 9/4/1975, ta đánh Xuân Lộc ; 16/4/1975, ta tiêu diêt phòng tuyến Phan Rang. - 17h ngày 26/4/1975 : Chiến dịch Hồ Chí Minhbắt đầu, quân ta theo năm hướng đã định sẵn tiến vào giải phóng Sài Gòn. - 11h30 ngày 30/4 Sài Gòn giải phóng.
  7. - Từ 30/4 -> 2/5/1975, các tỉnh còn lại của Nam bộ được giải phóng. IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) 1- Ý nghĩa lịch sử. a) Trong nước. - Kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi kết thúc 21 năm kháng chiên chống Mĩ, 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta, đất nước thống nhất. - Mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – Kỷ nguyên độc lập thống nhất đi lên CNXH. b) Quốc tế. - Tác động mạnh mẽ đến nước Mĩ, thế giới - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, - Là chiến công vĩ đại thê kỷ XX. 2- Nguyên nhân thắng lợi. a) Chủ quan. - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo. - Tạo dựng được khối đoàn kết dân tộc đến mức cao độ. - Hậu phương vững chắc chi viện đủ sức người, sức của cho chiến trường. b) khách quan. - Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương. - Sự ủmg hộ của nhân dân các nước XHCN, ND thế giới.
  8. Chương VII VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 Bài 31 TIẾT 47 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU ĐẠI THẮNG XUÂN 1975 I. Tình hình hai miền Nam – Bắc sau đại thắng mùa xuân 1975. 1- Tình hình Miền Bắc. a) Thuận lợi. - Từ 1954 đến 1975, cách mạng XHCN ở Miền Bắc đã giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện. - Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH. b) Khó khăn. - Hậu quả chên tranh nặng nề, nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá : + 50 vạn ha đất bỏ hoang. + 1 triệu ha rừng bị chât độc, bom đạn + Hàng triệu người thất nghiệp. 2- Tình hình Miền Nam. a) Thuận lợi. - Miền Nam hoàn toàn giải phóng. - Chế độ thực dân mới và ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ. b) Khó khăn. - Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán, mất cân đối, lệ thuộc vào nước ngoài. - Nhiều tệ nạn xã hội còn tồn tại.
  9. II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa ở hai miền đất nước: (GIẢM TẢI) III. Hoàn thành thống nhất đất nước (1975-1976). 1- Quá trình. - Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong cả nước. - 25/4/1976 : Tổng tuyển cử trong cả nước. - 24/6 ->3/7/1976 : Kỳ họp đầu tiên quốc hội khóa VI được khai mạc tại Hà Nội. 2- Nội dung. + Chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước được thống nhất. + Đổi tên nước : Cộng hòa XHCN Việt Nam. + Thủ đô : Hà Nội. + Thành phố Sài Gòn - Gia định đổi thành Thành phố Hồ Chí Minh. + Bầu ra các cơ quan lãnh đạo và chức vụ cao nhất của đất nước; Bầu ban dự thảo hiến pháp. + Ở địa phương chia thành ba cấp (Tỉnh-huyện-xã và tương đương). Tiết 48 Bài 33 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH (TỪ 1986 ĐẾN NĂM 2000) I. Đường lối đổi mới của Đảng. 1- Hoàn cảnh đổi mới. a) Trong nước. - Sau khi đất nước thống nhất, ta thực hiện hai kế hoạch 5 năm đạt được những thắng lợi đáng kể, nhưng gặp không ít khó khăn, yếu kém ngày càng trầm trọng. - Đất nước trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  10. b) Thế giới. - Do tác động của CM khoa học kỹ thuật. - Sự khủng hoảng của Liên Xô và Đông âu. - Quan hệ quốc tê có nhiều thay đổi. -> Đảng chủ trương đổi mới, 2- Đường lối đổi mới. - Được đề ra ở đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986), Được bổ sung ở đại hội VII, VIII, IX. * Nội dung. - Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu XHCN mà là làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiêu quả với những bước đi thích hợp. - Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế , chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế luôn gắn liền với chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mơí (1986-2000). 1- Kế hoạch 5 năm (1986-1990). * Thành tựu : - Lương thực : Đảm bảo đời sống nhân dân và xuất khẩu. - Hàng tiêu dùng dồi dào. - Kinh tế đối ngoại phát triển cả quy mô và hình thức. 2- Kế hoạch 5 năm (1991-1995). * Thành tựu : - Tình trạng đình đốn, rối ren trong lưu thông được khắc phục. - Kinh tế tăng trưởng nhanh : GDP 8,2%, nạn lạm phát được đẩy lùi. - Kinh tế đối ngoại phát triển. - Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Hoạt động khoa học kỹ thuật gắn liền với sản xuất.
  11. 3- kế hoạch 5 năm (1996-2000). * Thành tựu. - Kinh tế tăng trưởng khá, GDP 7% năm - Nông nghiệp phát triển liên tục. - Nhập 61 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài tăng 10 tỉ USD. - Khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực; GD đào tạo phát triển nhanh. - Chính trị xã hội bình ổn, an ninh quốc 4- Ý nghĩa của công cuộc đổi mới. - Thành quả 15 năm đổi mới làm tăng sức mạnh tổng hợp thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân. - Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế đô XHCN. - Nâng cao vị thê của nước ta trên trường quốc tế. 5- Hạn chế, yếu kém : - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. - Một số vấn đề văn hóa - xã hội còn bức xúc gay gắt, chậm được giải quyết. - Tình trạng tham nhũng, suy thoái về chính trị , đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên còn nghiêm trọng.
  12. Tiết 49 ÔN TẬP I. Những nội dung cơ bản của lstg 1- Hệ thống các nước XHXN. 2- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu A, Châu Phi, Mĩ La Tinh (Từ 1945 đến nay). 3- Sự phát triển của các nước tư TB chủ yếu. 4- Quan hệ quốc tế . 5- Sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 và ý nghĩa của nó. II. Những nội dung cơ bản của lsvn 1. Thời kì 1919 – 1930 - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) - Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, nửa cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt nam và ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. 2. Thời kì 1930 – 1945 - Cao trào cách mạng (1930-1931) là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của cách mạng tháng 8/1945. - Phong trào (1932-1935) cách mạng được hồi phục . - Cao trào dân chủ (1936-1939) chống bọn phản động thuộc địa đòi “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình” -> Là cuộc tổng diễn tập lần 2 của cách mạng tháng 8/1945. - 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, phong trào kháng Nhật cứu nước diễn ra. - 14/8/1945 -> 25/8/1945: tổng khởi nghĩa thắng lợi.
  13. 3- Giai đoạn 1945-1954. - Cách mạng tháng tám thành công, chính quyền nhân dân ra đời với hàng loạt những khó khăn. - 19/12/1946: Kháng chiến toàn quốc. - 7/5/1954: Chiến thắng lịch sử Điện biên Phủ. Hiệp định Giơnevơ được ký kết. 4- Giai đoạn 1954-1975. - Đất nước tạm thời chia làm hai miền. - Đảng lãnh đạo hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược : Miền Bắc xây dựng XHCN; Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - 30/4/1975 : Đất nước hoàn toàn giải phóng. Cả nước bước vào kỷ nguyên mới. 5- Giai đoạn 1975 đến nay. - Cả nước tiến lên CNXH. - 12/1976 : Đại hội Đảng toàn quốc lần IV – Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam. - 12/1986 : Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới.
  14. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG VĨNH PHÚC Tiết 51 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở VĨNH PHÚC (1930 - 1945) I. Sơ lược về quá trình tái lập tỉnh Vĩnh Phúc. - Trước cách mạng tháng Tám 1945 VP gồm 2 tỉnh: + Tỉnh Vĩnh Yên, gồm 5 huyện: BX, LT, TD, VT, YL. + Tỉnh Phúc Yên gồm: Đa Phúc (Sóc Sơn); Kim Anh; Yên Lãng. - 2/1950 Tỉnh VY sát nhập với PY => thành VP. - 3/1968 (thời kì kháng chiến chống Mĩ) tỉnh VP sát nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. - 1/7/1997 hai tỉnh tái lập thành tỉnh VP và tỉnh PT. * Chiến khu D thời kì kháng chiến chống Pháp, gồm các tỉnh: PY; VY; PT; Yên Bái; Lào Cai; Tuyên Quang; Hà Giang. II. Xây dựng cơ sở Đảng cộng sản Đông Dương. - 3/1930 tỉnh uỷ Hà Nội cử 2 đồng chí: Phan Cương và Vũ Duy Cươngvề VY xây dượng cơ sở đảng ra đời các tổ chức: nông hội đỏ; sinh hội đỏ; thanh niên cộng sản đoàn; phụ nữ giải phóng. - 12/1930 đồng chí Nguyễn Tạo và Lê Đình Tuyển về VY - PY xd cơ sở, thành lập đồn điền Đa Phúc do Nguyễn Tạo làm Bí thư, đồn điền Tam Lộng (BX) do Lê Đình Tuyển làm Bí thư. - 8/1938 đồng chí Hoàng Văn Thụ về Vĩnh Tường xd cơ sở giao cho đồng chí Lê Xoay làm Bí thư. - Cùng thời gian trên, cán bộ đảng VY lên Việt Trì hoạt động lập ra chi bộ nhà máy giấy Việt Trì, là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phú làm hạt giống cho cách mạng sau này.
  15. III. Hoạt động của khu D xứ uỷ Bắc kì và TW Đ. - Cuối năm 1940 khu uỷ khu D đóng tại làng Chùa (Tam Dương) mở lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ 2 tỉnh VY và PT sau đó là Vĩnh Tường và Tam Dương. - 6/1943 đồng chí Trường Trinh (Tổng Bí Đảng) về làm việc cán sự PY bàn việc phát triển các đoàn thể cứu quốc và Mặt trận Việt Minh. IV. Thành lập khu căn cứ võ trang. - 1941 TWĐ quyết định lấy Yên Lãng - Bình Xuyên - Kim Anh làm A_T_K có lực lượng võ trang; các đoàn thể bảo vệ cơ quan và cán bộ đảng, đây là lực lượng lòng cốt trong việc giành chính quyền. - 8/1944 đồng chí Hoàng Quốc Việt giao cho đồng chí Đinh Đức Thiện thành lập A_T_K hai huyện Lập Thạch và Tam Dương. Các khu căn cứ võ trang này đóng vai trò quan trọng trong khởi nghĩa cách mạng tháng Tám thắng lợi. Tiết 52 CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở VĨNH PHÚC I. Cao trào chống Nhật, tiến tới giành chính quyền từng bộ phận. 1. Tình hình Tỉnh ta đầu năm 1945. - Ngày 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Pháp ở VP không dám kháng cự, 1 số bị và bị giam ở Tam Đảo còn đại bộ fận tháo chạy sang Vân Nam (Trung Quốc). - Lực lượng Nhật chiếm VP có 2000 tên, chúng lập ra Bảo An Ninh: + Chính trị: Nhật liên kết các tổ chức fản động: đảng Đại Việt, Việt Nam quốc dân đảng, cổ động mạnh mẽ cho chiêu bài “Đại Đông Á”, hai tổ chức thanh niên: Việt Quốc và Việt Cách chống fá cách mạng.
  16. + Kinh tế: Vụ mùa 1944 mất mùa nặng, Nhật vẫn thẳng tay thu thuế, mua gạo, bắt dân nhổ lúa trồng đay, làm hàng vạn người chết đói như: Tiền Phong (Yên Lãng); 2. Phong trào cách mạng. a. Đấu tranh chống nạn đói: - Mặt trận Việt Minh diễn thuyết, truyền đơn kêu gọi nhân dân không nộp thóc cho Nhật, tổ chức fá kho thóc chia cho dân nghèo; được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. - T3 đến t5/1945 hầu hết số kho thóc của Nhật bị fá để cứu đói. - Đối với chính quyền tay sai: Ta cảnh cáo không được thu vét thuế cho Nhật, nếu còn đi thu sẽ bị trừng trị. b. Lập căn cứ võ trang, fát động chiến tranh du kích. - T4 đến t6/1945 lần lượt ra đời các khu du kích: Ngọc Thanh(Kim Anh-MêLinh); Lập Thạch; Tam Dương. Đội tự vệ Lập Thạch cướp khí giới của bọn Bảo an đi tuần ở xã Đôn Nhân (Lập Thạch). - 16/7/1945 đội giải fóng quân Phạm Hồng Thái cùng du kích A-T-K Vĩnh Yên tần công Nhật ở Tam Đảo diệt 10 tên, giải thoát hơn 100 tù nhân, cùng thời gian tự vệ Yên Lãng - Yên Lạc bắt cóc hai thuyền trở đạn của Nhật trên sông Hồng. c. Tiến hành khởi nghĩa từng bộ fận. - 30/7/1945 du kích 3 tỉnh Lập Thach (VP); Sơn Dương TQuang); Phù Ninh (PThọ) đánh vào huyện Phù Ninh bắt tri huyện, tước khí giới, lấy 30 tạ gạo chia cho dân nghèo. - Cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 du kích Lập Thạch; Tam Dương tiến hành đánh các căn cứ, bọn quan lại, binh lính một số xin hàng, một số bỏ chạy. Lập ra Uỷ ban dân tộc giải fóng lâm thời ở các làng xã, cấp huyện chưa có.
  17. III. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi. - Tình yêu quê hương. - Do được chuẩn bị chu đáo - Đảng lãnh đạo - Cách mạng tháng Tám thắng lợi tạo ra tiềm lực để dân tộc ta đánh thắng cuộc xâm lăng của đế quốc Pháp và Mĩ sau này.
  18. II. Khởi nghĩa tháng Tám 1945. 1. Khởi nghĩa ở Phúc Yên. - 18.8.1945 UBKN Phúc Yên họp qđịnh khởi nghĩa. - 19.8.1945 nhân dân tiến vào giải fóng thị xã, đòi giải tán bọn Đại Việt, bao vây dinh tỉnh trưởng, buộc tỉnh trưởng Bùi Văn Thiệp đầu hàng, chúng xin hợp tác. - Chớp thời gian hoà hoãn ta tuyên bố thành lập UBND lâm thời giải fóng. - Bọn bảo an - Việt quốc cầu cứu Nhật ở Vĩnh Yên xuống, nhưng bị ta đánh bại, chưa đến Phúc Yên. Chính quyên tay sai bị tiêu diệt, Phúc Yên giải fóng. 2. Khởi nghĩa ở Vĩnh Yên. - Tại Vĩnh Yên quân Nhật đông, bọn Việt quốc, Việt cách dựa vào Nhật chủ trương xây dựng Vĩnh Yên thành foá đài kiên cố chờ đợi quân Tưởng sắp kéo tới. - 28.8.1945 Đảng bộ Vĩnh Yên họp qđinh giành chính quyền nhưng bị Quốc dân đảng bắt giam đoàn Việt Minh, nổ súng vào đoàn biểu tình, khởi nghĩa thất bại. - Theo thoả thuận của ta, Đồng Minh (quân Tưởng) vào chiếm đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc trong đó có vĩnh Yên. Sau đó có thời gian chuẩn bị kháng chiến. Chính fủ ta kí hiệp định 6.3.1946 Tưởng fải rút quân, bọn Việt quốc Việt cáchhết chỗ dựa xin nhận “hợp tác” với ta. Vĩnh Yên giải fóng. 3. Khởi nghĩa các huyện khác. - Lập Thạch: 17.8.1945. - Yên Lãng: 20.8.1945. - Bình Xuyên: 18.8.1945. - Yên Lạc: 22.8.1945. - Tam Dương: 24.8.1945