Bài giảng môn Hóa học Khối 9 - Bài 37: Etilen
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Hóa học Khối 9 - Bài 37: Etilen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_hoa_hoc_khoi_9_bai_37_etilen.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Hóa học Khối 9 - Bài 37: Etilen
- CÔ CHÀO CÁC EM
- KIỂM TRA BÀI CŨ - Trang thái tự nhiên và tính chất vật lý của metan? Đặc điểm cấu tạo của metan? - Nêu tính chất hóa học của metan? - Nêu ứng dụng của metan?
- BÀI 37. ETILEN I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ Etilen là chất khí, khôngmàu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí(d=28/29 <1) II. CẤU TẠO PHÂN TỬ * CTCT triển khai đầy đủ CTCT thu gọn (viết gọn) H2C = CH2 * Đặc điểm cấu tạo: -Trong phân tử etilen, có 1 liên kết đôi C = C và 4 liên kết đơn C – H. -Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học.
- III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng cháy. Tương tự metan, khi đốt etilen cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và tỏa nhiệt. C2H4 + 3O2 2CO2 ↑ + 2 H2O 2. Phản ứng cộng. C2H4 + Br2 C2H4Br2 → Khí etilen làm mất màu dung dịch brom, tính chất này dùng để nhận biết khí etilen. Ngoài ra etilen còn cộng với H2, H2O, Cl2, HCl H2C = CH2 + H2 CH3 – CH3 H2C = CH2 + HCl CH3 – CH2Cl H2C = CH2 + H2O CH3 - CH2 - OH Chú ý: do etilen có liên kết = nên thamgia phản ứng cộng với nhiều chất.
- 3. Phản ứng trùng hợp. nCH2 = CH2 (- CH2 ─ CH2 - )n * Phản ứng đặc trưng của etilen là phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp. IV. ỨNG DỤNG. Etilen là nguyên liệu để điều chế nhựa PE, PVC, rượu etylic, axitaxetic, đicloetan, có tác dụng kích thích quả mau chín.
- LUYỆN TẬP CỦNG CỐ Câu 1: Trong công thức nào sau đây có chứa liên kết đôi ? A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C2H6. Đáp án A Câu 2: Trong phân tử etilen có A. 4 liên kết đơn C – H. B. 1 liên kết đôi C = C và 4 liên kết đơn C – H. C. 4 liên kết đơn C – C và 1 liên kết đôi C = H. D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H. Đáp án B Câu 3: Dãy các chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ? A. CH4, C2H2. B. C2H4, C3H6. C. CH4, C2H6. D. C2H2, CH4. Đáp án C
- Câu 4: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba. Đáp án B Câu 5: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1. Đáp án D Câu 6: Một hợp chất hữu cơ có công thức C3H7Cl, có số công thức cấu tạo là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án B Câu 7: Để tinh chế khí metan có lẫn etilen, ta dùng A. dung dịch nước brom dư. B. dung dịch NaOH dư. C. dung dịch AgNO3/NH3 dư. D. dung dịch nước vôi trong dư. Đáp án A
- Câu 8: Khí X có tỉ khối so với hiđro là 14. Khí X là A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C2H2. Đáp án B Câu 9: Chất hữu cơ nào sau đây, khi cháy tạo thành số mol khí CO2 nhỏ hơn số mol hơi nước ? A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6. Đáp án A Câu 10: Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích hiđrocacbon X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hiđrocacbon X khi đem đốt (trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Hiđrocacbon đó là A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. C3H6. Đáp án C Câu 11: Biết 0,01 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy X là A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C2H6. Đáp án A
- Câu 12: Khi phân tích một hiđrocacbon (X) chứa 81,82% cacbon. Công thức phân tử của (X) là A. C3H8. B. C3H6. C. C2H4. D. C4H10. Đáp án A Câu 13: Một hiđrocacbon (X) ở thể khí có phân tử khối nặng gấp 3,625 lần phân tử khối của metan. Công thức phân tử của (X) là A. C4H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C5H10. Đáp án C Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí metan, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 10 gam. Đáp án B Câu 15: Thể tích dung dịch brom 0,1 M cần dùng để phản ứng vừa đủ với 0,224 lít khí etilen là A. 400ml. B. 200ml. C. 220ml. D. 100ml. Đáp án D
- BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài 1: Khí CO2 có lẫn khí C2H4, dùng phương pháp nào để có thể thu được khí CO2 tinh khiết? Bài 2: Dẫn từ từ 17,2 gam hỗn hợp khí gồm etilen và metan đi qua bình đựng 250ml dung dịch brôm 2M a). Tính thành phần % khối lượng mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu? b). Tính khối lượng chất thu được.