Bài giảng môn Ngữ văn Khối 7 - Văn bản "Cổng trường mở ra"
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Khối 7 - Văn bản "Cổng trường mở ra"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_khoi_7_van_ban_cong_truong_mo_ra.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn Khối 7 - Văn bản "Cổng trường mở ra"
- Bài 1- Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA - LÝ LAN ( Văn bản nhật dụng ) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả
- Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư. Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ). Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy. Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.
- Bài 1- Tiết 1,2 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA - LÝ LAN (Văn bản nhật dụng) 2. Tác phẩm: - Đọc - Giải nghĩa từ
- - Đại ý: Văn bản thể hiện tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con. - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu đến thế giới mà mẹ vừa bước vào: Tâm trạng của mẹ và con trước ngày khai trường của con. + Phần 2: Phần còn lại: Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
- - Đây là một bài kí thuộc kiểu văn bản nhật dụng đăng trên báo Yêu trẻ ( 1/9/2000). - Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. - Văn bản “Cổng trường mở ra” thuộc kiểu văn biểu cảm
- II. Tìm hiểu văn bản 1. Tâm trạng hai mẹ con trước ngày khai trường đầu tiên của con Đọc từ đầu “Vào đêm trước dạy cho kịp giờ” và trả lời câu hỏi: ? Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của con và mẹ như thế nào? + Con: háo hức, hồn nhiên => Con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, thấy mình đã lớn nhưng sau đó ngủ dễ dàng.
- Đọc từ “Mẹ đắp mền cho con cái thế giới mà mẹ vừa bước vào” và trả lời câu hỏi: - Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của mẹ như thế nào? + Mẹ: trằn trọc không ngủ, suy nghĩ về con, về ngày khai trường, => Mẹ và con có tâm trạng khác thường và không giống nhau.
- ? Tại sao mẹ không ngủ được? - Mẹ mong con ghi lại cảm xúc về ngày đầu tiên trong tâm hồn. - Mẹ nhớ lại buổi khai trường đầu tiên của mẹ ? Người mẹ đang nói chuyện với ai? -Mẹ không nói với con hoặc ai, mẹ như đang nói với chính mình. Nhớ lại kỷ niệm của mình.
- =>Mẹ mong con ghi lại cảm xúc về ngày khai trường đầu tiên trong tâm hồn. “Khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tớ gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”.
- => Hàng loạt từ láy: rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng Gợi cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: Vui, nhớ, thương, lo sợ,
- Bài văn làm nổi bật tâm trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của con. Trong đêm, mẹ không ngủ, lo nghĩ về con. Mẹ nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mẹ. Mẹ mong con ghi lại cảm xúc về ngày khai trường đầu tiên trong tâm hồn. Nghệ thuật tương phản khi miêu tả tâm trạng của hai mẹ con qua đó thể hiện tình yêu thương cao đẹp của mẹ đối với con.
- 2. Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ HS đọc 2 đoạn văn cuối
- Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.”
- Người mẹ nói: “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? → Thế giới kì diệu đó là Thế giới của ánh sáng tri thức, của những điều hay lẽ phải, của tình thầy trò, tình bè bạn
- Nhà trường đã mang lại cho ta những hiểu biết, mang lại tri thức cho con người. Cho ta những tình cảm đẹp về tình thầy trò, tình bạn.
- 3/ Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. III/Tổng kết: Ghi nhớ SGK/9 Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm về tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
- CỦNG CỐ 1/ Văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì? A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường. D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
- 2/ Văn bản “Cổng trường mở ra” thuộc thể loại văn nào? A. Truyện ngắn BB. Kí C. Tùy bút D. Hồi kí