Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

ppt 15 trang Hải Phong 19/07/2023 710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_94_chuyen_doi_cau_chu_dong_than.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM THAM GIA LỚP HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN 7
  2. Tiết 94: Tiếng Việt
  3. I. TÌM HIỂU BÀI. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động a. Ví dụ: (SGK-64) b. Nhận xét: * Ví dụ 1: câu a, b Hai câu sau có gì giống và khác nhau? a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
  4. I. TÌM HIỂU BÀI. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động a. Ví dụ: (SGK-64) b. Nhận xét: * Ví dụ 1: câu a, b - Giống: + Cùng đối tượng miêu tả. + Cùng là câu bị động. - Khác: + Câu a chứa từ “ được”. + Câu b không không chưa từ “được”
  5. a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. Câu bị động. b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. Câu bị động. Người ta đã hạ cánh màn điều trên đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “ hóa vàng”. Câu chủ động.
  6. a. Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải CTHĐ HĐ ĐTHĐ xuống từ hôm “hóa vàng”, Câu chủ động b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được ĐTHĐ (người ta) hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. Câu bị động CTHĐ HĐ c. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống ĐTHĐ HĐ từ hôm “hóa vàng” Câu bị động
  7. Sơ đồ chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hóa vàng” *Cách 1: Có dùng được/bị. Câu chủ CTHĐ HĐ ĐTHĐ động: Câu bị động: ĐTHĐ được / bị (CTHĐ) HĐ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “ hóa vàng”. *Cách 2: Không có dùng được/ bị. Câu chủ CTHĐ HĐ ĐTHĐ động: Câu bị động: ĐTHĐ HĐ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “ hóa vàng”.
  8. a. Ví dụ: (SGK-64) b. Nhận xét: * Ví dụ 1: câu a, b - Giống: + Cùng đối tượng miêu tả. + Cùng là câu bị động. - Khác: + Câu a chứa từ “ được”. + Câu b không không chưa từ được. - Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: + Cách 1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. + Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
  9. ? Những câu sau có phải là câu bị động không? a. Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. b. Tay em bị đau. → Không phải câu bị động vì không có câu chủ động tương ứng.
  10. a. Ví dụ: (SGK-64) b. Nhận xét: * Ví dụ 1: câu a, b - Giống: + Cùng đối tượng miêu tả. + Cùng là câu bị động. - Khác: + Câu a chứa từ “ được”. + Câu b không không chưa từ được. - Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: + Cách 1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. + Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. * Ví dụ 3: câu a và b: Các câu đã cho không phải là câu bị động vì nó không có câu chủ động tương ứng.
  11. II. GHI NHỚ/SGK/64 III. LUYỆN TẬP Các em làm bài tập 1,2 trong sgk/65 vào vở bài tập IV. VẬN DỤNG Viết 1 đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó dùng ít nhất 1 câu bị động ? V. TÌM TÒI MỞ RỘNG Về nhà tìm hiểu thêm ý nghĩa của câu bị động có từ bị và được.
  12. DẶN DÒ * Học bài cũ chuyển đổi chủ động thành câu bị động: + Khái niệm câu chủ động và câu bị động. + Nắm được tác dụng của câu bị động. + Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. + Làm bài còn lại. * Chuẩn bị bài: tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, cách làm bài văn lập luận giải thích
  13. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC EM HỌC SINH! Xin chào và hẹn gặp lại.
  14. các em có thể tham khảo đáp án của bài 1,2 Bài 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau. a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII. => Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII. b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa ấy bằng gỗ lim. => Tất cả cánh cửa chùa ấy được (người ta) làm bằng gỗ lim. => Tất cả cánh cửa chùa ấy làm bằng gỗ lim. c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. => Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào. => Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
  15. Câu có “ bị “ mang Câu có “ được” mang ý nghĩa tiêu cực . sắc thái tích cực. Em Bài tập 2: Em không muốn nhận ra khuyết điểm nhận khuyết điểm, khi bị thầy phê bình. thấy khó chịu khi bị Em là người mong phê bình . muốn tiến bộ . a. Thầy giáo phê bình em. b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi . a1. Em bị thầy giáo phê bình . b1. Ngôi nhà bị phá đi. a2. Em được thầy giáo phê bình. b2. Ngôi nhà được phá đi