Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 10 - Khái quát văn học dân gian Việt Nam

pptx 21 trang thanhhien97 4030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 10 - Khái quát văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_khai_quat_van_hoc_dan_gian_viet.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 10 - Khái quát văn học dân gian Việt Nam

  1. Khái niệm văn học dân gian: - Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng - Được tập thể sáng tạo. - Nhằm mục đích phục vụ cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
  2. I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: 1. Đặc trưng thứ nhất: Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng): a. Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ:
  3. Tranh Đông Hồ “Đàn lợn âm dương” Phù điêu Phật Bà Quan Âm bằng vàng lá -Tất cả có phải là tác phẩm văn học dân gian không? Lỡ Hẹn Sáng tác: Hồng Xương Long
  4. Tranh Đông Hồ “Đàn lợn âm dương” Phù điêu Phật Bà Quan Âm bằng vàng lá • Không phải là VHDG • Đó là tranh, điêu khắc, âm nhạc • Chất liệu là màu, là gỗ, âm thanh. Lỡ Hẹn Sáng tác: Hồng Xương Long
  5. Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao) Truyện cổ tích Tấm Cám, Trầu Cau
  6. I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: 1. Đặc trưng thứ nhất: Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng): a. Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: - Xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. - Ngôn từ trong văn học dân gian: giàu hình ảnh và cảm xúc.
  7. b. Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng: - Truyền miệng: ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem. - Con đường truyền miệng : từ người này sang người khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ đời này sang đời khác - Quá trình truyền miệng luôn được thực hiện qua diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, biểu diễn)
  8. Các bài đồng dao hát trong sinh hoạt thiếu nhi Dung dăng dung dẻ: Dung dăng dung dẻ Dắt dế đi chơi Đến ngõ nhà Trời Lạy Cậu lạy Mợ Cho chó về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp. Một số bài khác: Qh
  9. 2. Đặc trưng thứ hai: Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể): - Tập thể: + Theo nghĩa hẹp: một nhóm người. + Theo nghĩa rộng: một cộng đồng dân cư.
  10. - Quá trình sáng tác tập thể : + Ban đầu: có thể do một cá nhân sáng tác + Sau đó: do truyền miệng, tác phẩm được sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh. + Cuối cùng: tác phẩm thành tài sản chung, không thể nhớ và không cần nhớ ai từng là tác giả.
  11. => Kết luận chung: Tính truyền miệng và tính tập thể là hai đặc trưng cơ bản, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. + Trong sinh hoạt lao động, văn học dân gian đóng vai trò phối hợp với nhịp điệu của các hoạt động thực tiễn Ví dụ: hò chèo thuyền, kéo gỗ, hò giã gạo, + Văn học dân gian gây không khí để kích thích lao động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc.
  12. III. Hệ thống thể loại của VDHG: (SGK). 1. Thần thoại. 2. Sử thi dân gian: 3 .Truyền thuyết. 4. Truyện cổ tích. 5. Truyện cười. 6.Truyện ngụ ngôn. 7. Tục ngữ. 8. Câu đố. 9. Ca dao, dân ca. 10. Vè. 11. Truyện thơ. 12. Các thể loại sân khấu: ca kịch, chèo, tuồng
  13. III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: 1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: (Chức năng nhận thức) - VHDG cung cấp tri thức về mọi lĩnh vực đời sống: tự nhiên, xã hội, con người. - Những kinh nghiệm lâu đời: được đúc kết lại bằng ngôn ngữ nghệ thuật
  14. - Tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.” (Tục ngữ) “Những người ti hí mắt lươn, Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người” (Tục ngữ) Đi một ngày đàng học một sàng khôn” (Tục ngữ) - Sử thi Đăm Săm: ta biết về tập tục nối dây.
  15. - Ca dao: Ở đâu năm cửa, nàng ơi ! Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ? Sông nào bên đục bên trong ? Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ? Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh ? Ở đâu lại có cái thành tiên xây ? - Thành Hà-nội năm cửa, chàng ơi ! Sông Lục-đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương bên đục bên trong, Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh. Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh, Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.
  16. - Thể hiện trình độ và nhận thức của nhân dân → khác nhận thức của giai cấp thống trị (vấn đề lịch sử, xã hội). Ví dụ: - Kho tàng văn học dân gian của 54 dân tộc góp phần làm phong phú vốn tri thức của văn học dân gian Việt Nam.
  17. Ví dụ: o Giai cấp thống trị quan niệm: “Trứng rồng lại nở ra rồng, Liu điu lại đẻ ra dòng liu điu.” o Nhân dân lao động lại quan niệm: “Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thì quét lá đa. Bao giờ dân nổi can qua, Con vua thất thế lại ra quét chùa.” Hoặc: “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.”
  18. III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: 2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người: (Chức năng giáo dục) - Giáo dục tinh thần nhân đạo và niềm lạc quan: yêu thương đồng loại, đấu tranh giải phóng con người khỏi bất công, niềm tin: thiện thắng ác. - Hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người: yêu nước, chống ngoại xâm, vị tha, cần kiệm, óc thực tiễn
  19. III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: 3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: (Chức năng thẩm mĩ) - Văn học dân gian là nơi xây dựng và mài giũa cho ngôn ngữ văn học dân tộc. - Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực về nghệ thuật để ta học tập. - Nó trở thành nguồn nuôi dưỡng cho sự phát triển của văn học viết.
  20.  Ghi nhớ (SGK)