Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

pptx 24 trang thanhhien97 6950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_van_ban_truyen_an_duong_vuong_va_mi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

  1. I: TÌM HIỂU CHUNG Truyền thuyết
  2. Truyền thuyết là gì? • Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử có sử dụng yếu tố kì diệu, không có thật. Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
  3. Tóm tắt văn bản • An Dương Vương là vua nước Âu Lạc, ông xây thành nhưng xây đến đâu đổ đến đâu, sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng thì đã xây xong. Khi trở về, Rùa Vàng còn cho vua một cái móng vuốt để làm nỏ thần. Khi Triệu Đà đến xâm lược, thì đã bị nỏ thần của An Dương Vương tiêu diệt. Sau đó, Triệu đà xin cầu hòa và đã sang cầu hôn con gái của ADV là Mị Châu cho con trai của ông ta là Trọng Thủy. An Dương Vương đồng ý và đã cho Trọng Thủy ở rể. Trong thời gian ở rể thì Trọng Thiuỷ đã lừa Mị Châu để lây nỏ thần và trở về nước. Sau đó, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc lần thứ hai, An Dương Vương ỷ có nỏ thần vẫn ngang nhiên ngồi đánh cờ, và kết quả là bị mất nước, An Dương Vương đem Mị Châu chạy ra biển, ra đến biển thì Rùa Vàng hiện lên nói “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. An Dương Vương nghe vậy liền rút gươm ra đâm chết Mị Châu. Còn ông thì xuống biển. Về sau máu Mị Châu biến thành ngọc, còn Trọng Thủy thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử. Sau này, khi lấy nước giếng đó rửa ngọc thì sẽ rất sáng.
  4. Bố cục Gồm: 3 đoạn – Đoạn 1: ADV xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước :Từ đầu đến “bèn xin hoà” – Đoạn 2: Cảnh nước mất nhà tan ; Tiếp đến “dẫn vua xuống biển” – Đoạn 3: Mượn hình ảnh “Ngọc trai- giếng nước” để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu : Đoạn còn lại
  5. GIỚI THIỆU VỀ THÀNH CỔ LOA
  6. II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN a. Nhân vật An Dương Vương - Tên thật là Thục Phán, là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. - Theo Đại Việt sử kí toàn thư, thời gian ông trị vì kéo dài 50 năm, từ 257TCN đến 208TCN.
  7. Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào thế kỉ III TCN và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỉ X.
  8. "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
  9. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m
  10. Xây thành: Chế nỏ Đánh ngoại xâm +“hễ đắp đến đâu lại lở tới đấy”. Vua + Rùa Vàng cho + Triệu Đà dấy lập đàn, trai giới, vua vuốt làm binh xâm cầu đảo bách lẫy nỏ. lược thần. + Vua sai Cao + Vua lấy nỏ + đến tận cửa đông Lỗ làm nỏ, gọi thần ra bắn, đón sứ Thanh là nỏ “Linh quân Triệu An Giang, dùng xe Quang Kim thua lớn, bèn bằng vàng rước Quy thần cơ” xin hoà vào trong thành.
  11. * “Cơ đồ đắm biển sâu” bi kịch nước mất nhà tan - ADV phạm nhiều sai lầm trong quá trình giữ nước: Nguyên nhân nào dẫn đến những + Nhận lời cầu hòa và cầu hôn của sai lầm ấy của kẻ thù An Dương Vương? + Cho Trọng Thủy ở rể, không dám sát + Giặc đến chân thành vẫn điềm nhiên đánh cờ “Đà không sợ nỏ thần sao”
  12. - Chém đầu Mị Châu: + Sự thức tỉnh, ý thức được sai lầm của bản thân + Hi sinh tình riêng, nhân danh nhân dân và đất nước để trừng phạt kẻ có tội, cũng là một hình thức tự trừng phạt mình -> Thái độ dũng cảm, kiên quyết đặt nghĩa nước lên trên tình nhà ->Tuy muộn nhưng là hành động đúng đắn, sáng suốt, hợp lòng dân
  13. Bạn có suy nghĩ gì về ý nghĩa chi tiết An Dương Vương theo Rùa vàng xuống thủy phủ? So với hình ảnh Thánh Gióng bay về trời bạn cảm nhận như thế nào? Từ đó có thể thấy thái độ của nhân dân với An Dương Vương như thế nào -> Một cái chết bất tử -> So với Thánh Gióng hình ảnh không hào hùng, rực rỡ bằng
  14. => Trong trong tâm thức nhân dân, An Dương Vương vẫn mãi là một nhà vua yêu nước, có công với đất nước, được nhân dân đời đời mến phục, ngợi ca.
  15. b) MịChâu Mị Châu đã phạm những sai lầm nào? Từ đó bạn có nhận xét gì về nhân vật? Những hành động sai lầm liên tiếp: - Lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần - Mất cảnh giác trước những lời chai tay đầy ẩn ý của Trọng Thủy - Rắc lông ngỗng đưa đường cho giặc
  16. • Có ý kiến cho rằng: - Mị châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí? - Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ với nước?
  17. * Xét về Mị Châu trong 2 ý kiến trên: * Đáng thương: + Quá ngây thơ, thật thà, trong sáng. + Quá tin và yêu chồng * Đáng trách: + Là một người công dân, Mị Châu phạm trọng tội đối với đất nước + Là đứa con Mị Châu phạm tội bất hiếu với cha dù là vô tình. + Chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân, mù quáng khi yêu. + Đặt tình cảm lên trên lí trí
  18. c) Trọng Thủy Lí trí: • Nhận nhiệm vụ làm Bạn có suy nghĩ gì nội gián về nhân vật Trọng • Đánh tráo nỏ thần Thủy: Tại sao sau khi xâm chiếm -> Lựa gạt, lợi dụng Mị được nước Âu Châu để đạt được Lạc, Trọng Thủy mục đích lại tự vẫn ở giếng thành?Bạn đánh giá hành động • Tình cảm này như thế nào? • Để lộ sơ hở trong lời tiễn biệt • Ôm xác vợ khóc rồi tự vẫn ở giếng thành
  19. d) Chi tiết ngọc trai giếng nước * Chi tiết Ngọc Trai – Nước Giếng không phải hình ảnh khẳng định tình yêu chung thủy: *Hình ảnh Ngọc Trai – Nước Giếng là một sáng tạo nghệ thuật đẹp tới mức hoàn mĩ nhưng nó không giành để ca ngợi mối tình Mị ChâuTHEO – EMTrọng CHI Thủy. TIẾT NGỌCVì Trọng Thủy đã TRAI – NƯỚC GIẾNG CÓ lừa dối gây nên cái chết của An Dương Vương và Mị PHẢI HÌNH ẢNH KHẲNG Châu, hắn phải tìm đếnĐỊNH cáiTÌNH chết YÊU trong THUỶ ân hận. CHUNG KHÔNG? =>Ngọc trai – Giếng nước là hình ảnh thể hiện oan tình của Mị Châu được hóa giải. Đồng thời cho thấy thái độ bao dung, vị tha của nhân dân đối với Mị Châu.
  20. 2: Ý nghĩa văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
  21. 3: Nghệ thuật văn bản *Cốt truyện - Cốt lõi lich sử: xây thành, chế tạo vũ khí, chiến thắng giặc, mất nước, bi kịch bi thảm - + cốt lỏi hư cấu: Xứ thần Thanh Giang, móng rùa Vàng làm lẫy nỏ thần, sự hóa thân của các nhân vật, -> Sự đan xen tạo yếu tố li kì, hấp dẩn cho câu truyện. *Hình ảnh: - Giàu chất tư tưởng thẩm mĩ - Có sưc sống bền lâu
  22. III: LUYỆN TẬP MỘT SỐ BÀI THƠ VỀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY Lông ngỗng tình em như bay suốt quãng đường dài Chỉ đường để tìm nhau thì có gì đáng tội Đã có sách nào đâu dạy em phải yêu chồng một nửa Để nửa kia được cảnh giác bao giờ (Ngô Trí MộtĐương) đôi kẻ Việt, người Tần Nửa phần ai oán, nửa phần xót thương Vuốt rùa chàng đổi móng Lông ngỗng thiếp đưa đường Tình phu phụ Nghĩa quân vương ( Tản Đà)
  23. Giá như trên đời còn có một Mị Châu Vừa say đắm yêu thương, vừa luôn luôn cảnh giác! Không sơ hở mắc lừa mẹo giặc, Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ! Thì hẳn Mị Châu không sống đến bây giờ Để chung thủy với tình yêu hai ngàn năm có lẻ Như anh với em dẫu yêu nhau chung thủy Đến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm Anh cũng như em đều muốn nhắc Mị Châu Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước Nên em ơi ta đành tự nhắc mình (Anh Ngọc)