Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1,2 Văn bản: Vào phủ chúa Trịnh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1,2 Văn bản: Vào phủ chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_lop_11_tiet_12_van_ban_vao_phu_chua_tr.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1,2 Văn bản: Vào phủ chúa Trịnh
- Tiết 1 – 2 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH Trích Thượng kinh kí sự Lê Hữu Trác
- I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu Hải Thượng Lãn Ông. - Quê: Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. - Ông là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. 2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” - Thể loại: kí sự: ghi chép sự việc, câu chuyện có thật, tương đối hoàn chỉnh. - Ngôn ngữ: chữ Hán. - Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác sau khi lên kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. - Nội dung: + Ghi lại cuộc sống xa hoa, quyền uy trong phủ chúa Trịnh. + Cho thấy thế lực của chúa Trịnh. + Thể hiện thái độ của tác giả.
- 3. Đoạn trích: a. Xuất xứ: Thuộc phần đầu tác phẩm (Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử). b. Tóm tăt - Từ đầu > “chầu ngay”: Mở truyện: Lí do vào phủ chúa - Tiếp > “cho thật kĩ”: Những cảnh mắt thấy, tai nghe. - Tiếp > “khác chúng ta nhiều”: khám bệnh và kê đơn. Kết truyện: về nghỉ ngơi chờ thánh chỉ.
- II Đọc - hiểu văn bản 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt của phủ Chúa a. Quang cảnh * Cảnh ngoài - Vườn hoa - Hành lang - Điếm “Hậu mã quân túc trực”: - Nhà “Đại đường” - Đồ đạc trong bữa cơm * Cảnh nội cung: Tối om, phải đi qua mấy lần trướng gấm, màn gấm, nệm gấm, màn là, sập thếp vàng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. >Quang cảnh xa hoa, tráng lệ, kì vĩ, đẹp khác thường, nhân gian chưa từng thấy > Cho thấy cuộc sống giàu sang, phú quý chốn cung phủ.
- b. Cung cách sinh hoạt và con người - Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi - Thị vệ canh gác nghiêm ngặt - Quan chánh đường , Lương y của sáu cung hai viện chầu chực ở phòng trà. - Cung nhân: vây quanh xúm xít - Thế tử: 5 – 6 tuổi, mặc áo lụa đỏ, ngồi trên sập, tinh khí khô hết, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò - Trịnh Sâm: Ở sâu trong màn gấm, ra lệnh - Danh y: khúm núm xem mạch. - Thủ tục: nhiêu khê, rườm rà: chào lạy bốn lạy, xin phép thế tử, lạy tạ bốn lạy. -> Chi tiết vừa chân thực, vừa hài hước, kín đáo, có nhiều ý nghĩa. -> Cuộc sống xa hoa nhưng đầy tù hãm, thiếu sinh khí.
- 2. Thái độ, tâm trạng của tác giả. * Trên đường vào phủ chúa - Ngạc nhiên, khâm phục trước cảnh giàu sang, phú quý tột bậc * Khi khám bệnh, kê đơn - Nghiêm túc, thận trọng chuẩn đoán chính xác bệnh của thế tử -> Tài năng của một danh y. - Mâu thuẫn, tự đấu tranh để chọn cách chữa. -> Trọng trách chân chính đã thắng. Vẻ đẹp con người Lê Hữu Trác - Là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm chuyên môn. - Có lương tâm, đức độ, một nhà nho chân chính, cứng cỏi. - Coi thường danh lợi, yêu thích tự do. - Không đồng tình với lối sống xa hoa, truỵ lạc của những kẻ nắm giữ trọng trách quốc gia.
- III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết "đắt", gây ấn tượng mạnh. - Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước. - Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết. 2. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.
- DẶN DÒ 1. Đọc kỹ tác phẩm 2. Chuẩn bị bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. 3. Cuối tuần viết Bài viết số 1 – Nghị luận XH.