Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 77,78 Văn bản: Vội vàng

pptx 24 trang thanhhien97 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 77,78 Văn bản: Vội vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_7778_van_ban_voi_vang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 77,78 Văn bản: Vội vàng

  1. Tiết 77- 78. Đọc văn.
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Xuân Diệu (1916-1985) a. Tiểu sử - Tên khai sinh : Ngô Xuân Diệu. - Bút danh khác : Trảo Nha. - Gia đình và quê hương : “Cha Đàng Ngoài, mẹ ở Đàng Trong Hai phía Đèo Ngang : một mối tơ hồng” Xuân Diệu (Nguồn: s/Chan-dung-Van-nghe-si/Nha-tho-XUAN-DIEU- 70/)
  3. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Xuân Diệu (1916-1985) a. Tiểu sử - Tên khai sinh : Ngô Xuân Diệu. - Bút danh khác : Trảo Nha. - Gia đình và quê hương : “Cha Đàng Ngoài, mẹ ở Đàng Trong Hai phía Đèo Ngang : một mối tơ hồng” - Về quá trình đào tạo : là trí thức Tây học; ảnh hưởng của nền văn hóa truyền thống. - Sau Cách mạng tháng Tám, ông gắn bó với cách mạng và nền văn học cách mạng. - Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Xuân Diệu (Nguồn: s/Chan-dung-Van-nghe-si/Nha-tho-XUAN-DIEU- 70/)
  4. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Xuân Diệu (1916-1985) a. Tiểu sử b. Sự nghiệp văn học - Tác phẩm tiêu biểu : + Thơ : Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau- Cầm tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982). + Văn xuôi : Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945). + Tiểu luận, phê bình, nghiên cứu văn học : Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (2 tập ) (1981- 1982), Công việc làm thơ (1984)
  5. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Xuân Diệu (1916-1985) a. Tiểu sử b. Sự nghiệp văn học - Tác phẩm tiêu biểu : - Phong cách nghệ thuật : + Trước Cách mạng : Là nhà thơ “ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Cách tân nghệ thuật sáng tạo. Nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ. Hồn thơ luôn “khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh). + Sau Cách mạng : Hướng vào đời sống thực tế, rất giàu tính thời sự.
  6. I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1. Tác giả Xuân Diệu (1916-1985) 2. Bài thơ “Vội vàng” - Bố cục : + 4 câu đầu (Tôi muốn bay đi) : Ước muốn kì lạ của thi nhân. + 9 câu tiếp (Của ong bướm hoài xuân) : Cảm nhận thiên đường trên mặt đất. + 16 câu tiếp (Xuân đương tới Chẳng bao giờ nữa ) : Quan niệm mới mẻ về thời gian. + 10 câu cuối (Mau đi thôi cắn vào ngươi) : Lời giục giã hãy sống vội vàng.
  7. I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Ước muốn kì lạ của thi nhân (câu 1 - 4) Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. tắt nắng màu đừng nhạt Tôi muốn Cho buộc gió hương đừng bay Ước muốn táo bạo, mãnh liệt : muốn đoạt quyền tạo hóa, ngưng đọng thời gian. Giữ mãi hương sắc cho cuộc đời, bất tử hóa cái đẹp.
  8. I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Ước muốn kì lạ của thi nhân (câu 1 - 4) Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. - Nghệ thuật : + Thể thơ 5 chữ ngắn gọn, cô nén cảm xúc và ý tưởng. + Điệp ngữ “Tôi muốn” : thể hiện cái “tôi” cá nhân tự tin và tự tôn. + Lặp cấu trúc câu : “Tôi muốn + cụm động từ Nhấn mạnh ước muốn, khát vọng Cho + danh từ + đừng + cụm động từ/ cụm tính từ” của nhà thơ.
  9. I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Ước muốn kì lạ của thi nhân (câu 1 - 4) 2. Cảm nhận thiên đường trên mặt đất (câu 5 - 13) “Của ong bướm này đây tuần tháng mật ; Này đây hoa của đồng nội xanh rì ; Này đây lá của cành tơ phơ phất ; Của yến anh này đây khúc tình si ; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;”
  10. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân NGHỆ THUẬT HÌNH ẢNH, ÂM THANH - Ong bướm tuần tháng mật; - Hoa của đồng nội xanh rì; Câu Điệp Liệt Nhân Ẩn - Lá cành tơ phơ phất; thơ từ, kê hóa dụ - Yến anh khúc tình si; dài điệp ngữ - Ánh sáng chớp hàng mi; - Mỗi buổi sớm thần Vui gõ cửa; Như đếm, giới thiệu, mời Thiên nhiên tươi đẹp, rộn rã, mọi người đến thưởng thức trẻ trung, căng tràn sức sống. vườn xuân đẹp đẽ.
  11. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Đơn vị thời gian Vị giác Từ so sánh Bộ phận cơ thể trừu tượng người trẻ tuổi - Gợi liên tưởng mạnh về tình yêu, hạnh phúc. - Mùa xuân tươi đẹp như một cô gái kiều diễm, tình tứ. - Cảm xúc trần thế nồng nàn, say đắm của thi nhân. - Quan điểm mĩ học của Xuân Diệu : lấy cái đẹp của con người giữa tuổi trẻ và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên.
  12. “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa : Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” Dấu chấm giữa dòng như một nốt lặng Tâm trạng vừa mâu thuẫn đột ngột thể hiện trạng thái sững sờ, nhưng cũng vừa thống nhất: hẫng hụt. sung sướng - vội vàng. Tâm hồn tác giả nhạy cảm trước sự vận động của thời gian : Trong niềm vui đã nảy nở nỗi buồn lo, trong cái còn đã thấy cái mất.
  13. TIỂU KẾT Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Nghệ thuật Nội dung - Câu thơ mở rộng. - Vườn địa đàng phong phú, hấp dẫn, - Các thủ pháp nghệ thuật : nhân hóa, so sánh, đầy sức sống, tràn ngập xuân tình. ẩn dụ, liệt kê, điệp ngữ, đảo trật tự cú pháp - Cái đẹp ở ngay trong cuộc sống trần thế. - Nhịp thơ sôi nổi - Con người là chuẩn mực của cái đẹp.
  14. I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC - HIỂUQUAN VĂN BẢNNIỆM CŨ QUAN NIỆM CỦA XUÂN DIỆU 1. Ước muốn kì lạ của thi nhân (câu 1 - 4) 2. Cảm nhận thiên đường trên mặt đất (câu“Xuân 5 -đương13) tới nghĩa là xuân 3. Quan niệm mới mẻ về thời gian (câu đương14 - 29) qua” “Xuân vẫn tuần hoàn” Xuân : Tới - qua, non - già, hết Tôi : cũng mất, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chẳng còn tôi mãi - Thời gian tuần hoàn, bốn mùa đắp - Thời gian tuyến tính. đổi, xuân, hạ, thu, đông. - Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn - Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh tại, lấy sinh mệnh vũ trụ làm động, lấy sinh mệnh cá nhân, tuổi trẻ thước đo thời gian. làm thước đo thời gian. - Con người luôn an nhiên, tự tại, - Con người vội vàng, cuống quýt, không lo lắng. tiếc nuối thời gian.
  15. TIỂU KẾT Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. - Khát khao Quan niệm được sống mãi Thước đo thời gian là về trong tuổi trẻ, mùa xuân, tuổi trẻ. thời gian tình yêu và của Thời gian có hương vị mùa xuân. Xuân Diệu chia phôi. - Do sự thức Thời gian chỉ có hai thì: tỉnh sâu sắc thời tươi (vạn vật thắm về cái “tôi” sắc) và thời phai (vạn cá nhân. vật úa tàn, phai nhạt).
  16. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Nghệ thuật : + Câu định nghĩa : nghĩa là + Từ ngữ tương phản : tới > < già. + Từ đồng nghĩa : hết – mất. + Giọng thơ tranh luận, biện bác. Khẳng định quan niệm thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.
  17. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Lòng tôi rộng > < còn trời đất + Nghệ thuật đối lập → sự đối kháng giữa thiên nhiên và con người. + Giọng thơ hờn dỗi, ngậm ngùi trước quy luật nghiệt ngã của thời gian. Tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối, bất lực của thi nhân khi ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời.
  18. I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Ước muốn kì lạ của thi nhân (câu 1 - 4) 2. Cảm nhận thiên đường trên mặt đất (câu 5 - 13) 3. Quan niệm mới mẻ về thời gian (câu 14 - 29) 4. Lời giục giã hãy sống vội vàng (câu 30 - hết) Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
  19. ôm cả sự sống mơn mởn riết mây đưa, gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu thâu cái hôn nhiều, non nước, cây, cỏ rạng cắn xuân hồng Điệp ngữ Động từ tăng tiến Liệt kê Nhấn mạnh Thái độ vồ vập Những vẻ đẹp bất tận, khát vọng mãnh liệt cuộc sống mỗi lúc một gợi cảm của cuộc đời của thi sĩ mãnh liệt hơn Điệp từ và, cho kết hợp với các từ láy chỉ mức độ tận cùng chếnh choáng, đã đầy, no nê diễn tả nỗi khát thèm vô biên và cảm giác tận hưởng mãn nguyện của thi nhân.
  20. - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi ! Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, động từ “cắn” táo bạo - Cụ thể hóa khái niệm trừu tượng (thời gian) : Mùa xuân hiện ra như một sinh thể với sắc tươi thắm ngọt ngào, quyến rũ và căng tràn sức sống. - Sự mê đắm cuồng nhiệt và khát khao giao cảm của thi nhân.
  21. VỘI VÀNG Cuộc đời tươi đẹp nhưng thời gian trôi nhanh, mùa xuân, tuổi trẻ ngắn ngủi vô cùng (say đắm – lo âu) Chạy đua với thời gian, tận hưởng cuộc sống trần thế tươi đẹp bằng mọi giác quan (giục giã – khát khao) Thị giác Thính giác Khứu giác Vị giác Xúc giác Triết lí sống – Quan niệm nhân sinh mới mẻ, độc đáo, tích cực và đầy tính nhân văn
  22. I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN III. TỔNG KẾT NGHỆ THUẬT : - Thể thơ : tự do, câu thơ vắt dòng. Xuân - Kết hợp nhuần nhị mạch cảm xúc và mạch Diệu luận lí. - - Giọng điệu say mê, sôi nổi. - Sáng tạo độc đáo về ngôn từ, hình ảnh thơ. “Nhà - Các biện pháp nghệ thuật : so sánh, nhân thơ hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, liệt kê, điệp mới VỘI từ, điệp ngữ, các động từ mạnh nhất VÀNG trong NỘI DUNG : các - Tình yêu cuộc sống tha thiết, nồng nàn. - Quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ, tình nhà yêu, hạnh phúc. thơ - Lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mới” mình, quý trọng thời gian
  23. BÀI HỌC VỀ QUAN ĐIỂM SỐNG TỪ THI PHẨM “VỘI VÀNG” (XUÂN DIỆU) ❖ “Vội vàng” để tăng chất lượng cuộc sống chứ không phải là sống gấp, sống hưởng thụ vị kỉ. Sống tận hưởng phải gắn với tận hiến. CUỘC SỐNG Thà ❖ Xác định lí tưởng sống đúng đắn, không sống gấp, sống Còn hưởng thụ, cá nhân chủ nghĩa. rất một ❖ Cần có thái độ sống tích cực, chủ động, biết quý trọng thời hơn gian, tuổi trẻ, tận dụng thời gian để học NGẮNtập, làm việc NGỦI, phút không phung phí thời gian vào những việc vô bổ, vô nghĩa buồn vì như thế là tự hủy hoại cuộc đời mình. huy ❖ Cống hiến cho đất nước, tạo ra được nhiều điều ý nghĩa le cho cuộc sống. hoàng ❖ Sống vội vàng để theo kịp với tốc độ , sự phát triển của lói nhịp sống hiện đại, để không bị tụt hậu. rồi suốt ❖ Chúng ta cần một lối sống nhiệt huyết, năng động, hối hả nhưng cũng cần cả những khoảng lặng bình yên; cần chợt phải biết cân bằng giữa sống nhanh và sống chậm, để trăm không quá căng thẳng, dồn dập mà vẫn không quá chậm tối, rãi, kém hiệu quả. năm.