Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 9-16: Thơ trung đại Việt Nam

pptx 21 trang thanhhien97 5690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 9-16: Thơ trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_9_16_tho_trung_dai_viet_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 9-16: Thơ trung đại Việt Nam

  1. Tiết 9-16: CHỦ ĐỀ THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
  2. A. Tìm hiểu chung 1. Thơ Trung đại : Thuộc giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. 2. Thể loại: - Thất ngôn bát cú Đường luật. - Bố cục: Đề, thực, luận, kết. 3. Nội dung: - Yêu nước: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) - Nhân đạo: Tự tình (Hồ Xuân Hương), Thương vợ (Trần Tế Xương) 4. Thao tác tìm hiểu văn bản: Thao tác lập luận phân tích
  3. B. Văn bản: TỰ TÌNH (II) Hồ Xuân Hương I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Hồ Xuân Hương là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh - Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. 2. Tác phẩm: Tự tình là tự bộc lộ tâm tình. Bài thơ “Tự tình” nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
  4. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hai câu đề: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non. - Thời gian : đêm khuya. - Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “trống canh dồn” - Nghệ thuật đối lập: Cái hồng nhan > Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người phụ nữ trầm uất, đang đối diện với chính mình. -> Cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận.
  5. 2. Hai câu thực: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn - “Say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nỗi đau của thân phận. -Vầng trăng + Hình ảnh thiên nhiên + Hình ảnh tượng trưng cho tuổi xuân của nữ sĩ. + “Bóng xế khuyết chưa tròn”. -> Cuộc đời không có cái gì là viên mãn tất cả đều dang dở, muộn màng. => Hình ảnh người phụ nữ với bao xót xa, cay đắng cho thân phận trong đêm khuya thanh vắng.
  6. 3. Hai câu luận Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn - Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống, muốn phá phách, tung hoành. -> Cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. - Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của nhân vật trữ tình. => Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
  7. 4. Hai câu kết Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con. - Ngán ngẩm: + Xuân (1): Tuổi xuân ( tác giả ) + Xuân (2):Mùa xuân ( đất trời ) + Lại (1): Thêm lần nữa. + Lại(2): Trở lại. → Tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn. - Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ: Mảnh tình - san sẻ - tí - con con. → Câu thơ nát vụn ra, nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch. => Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  8. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn,tả cảnh sinh động đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ. 2. Ý nghĩa văn bản Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.
  9. CÂU CÁ MÙA THU Nguyễn Khuyến
  10. I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. - Được mệnh danh là “ nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. 2. Tác phẩm - Đề tài: mùa thu – đề tài quen thuộc. - Câu cá mùa thu là 1 trong 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.
  11. II. Đọc – hiểu 1. Cảnh thu - Được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa đến gần. - Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ. + Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. + Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt + Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn: Vắng teo + Tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật -> Thủ pháp lấy động tả tĩnh. => Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: vắng người, vắng tiếng.
  12. 2. Tình thu - Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. + Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần + Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được. + Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động - Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. -> Nguyễn khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
  13. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh. - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. 2. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
  14. THƯƠNG VỢ Trần Tế Xương
  15. I. Tiểu dẫn: 1.Tác giả: - Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. - Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc. 2. Tác phẩm “ Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương.
  16. II. Đọc – hiểu 1. Việc mưu sinh vất vả của bà Tú * Hai câu đề Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. - Quanh năm : Cách tính thời gian triền miên, hết năm này sang năm khác. - Mom sông : Không gian chênh vênh, nguy hiểm. - Nuôi đủ năm con với một chồng : + Bà Tú nuôi sáu miệng ăn. + Câu thơ như đuối xuống, gánh nặng gia đình càng nặng hơn. → Công việc làm ăn vất vả và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương. → Lòng biết ơn sâu sắc của ông Tú đối với vợ.
  17. *. Hai câu thực Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông - Nghệ thuật đảo ngữ: Lặn lội thân cò -> nhấn mạnh sự vất vả, lam lũ của bà Tú. - Khi quãng vắng, buổi đò đông: Sự cần mẫn, chịu thương chịu khó kiếm sống của bà Tú. -> Trọng tâm miêu tả cái vất vả, đảm đang của bà Tú. Ẩn sau đó là tấm lòng của tác giả với cái nhìn ái ngại, cảm thông.
  18. 2. Mượn lời vợ để tự trách: • Hai câu luận: - Một duyên / hai nợ/ âu đành phận - Năm nắng/ mười mưa/ dám quản công -> Cách sử dụng phép đối, thành ngữ, dân gian, → Câu thơ như một tiếng thở dài cam chịu giàu đức hi sinh của bà Tú. - Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quí. Bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả, lận đận. Ở bà hội tụ tất cả đức tính tần tảo đảm đang, nhẫn nại. Tất cả hi sinh cho chồng con. → Ông Tú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. Nhân cách của Tú Xương càng thêm sáng tỏ.
  19. *. Hai câu kết Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không. - Giọng thơ như nguyền rủa chính mình và nguyền rủa thói đời đen bạc -> Một cách chuộc lỗi của Tú Xương. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng. 2. Nội dung Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.
  20. C. NỘI DUNG TÍCH HỢP 1. Thao tác lập luận phân tích - Mục đích: làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. - Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định. 2. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. - Phân tích đề: cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng. - Lập dàn ý: + Xác lập luận điểm, luận cứ. + Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lô gic, chặt chẽ. + Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý. 3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích. - Học sinh tự làm.
  21. DẶN DÒ 1. Học thuộc thơ 2. Nắm luận điểm 3. Biết cách phân tích từng bài.