Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 34,35 Văn bản: Dọn về làng, Tiếng hát con tàu, Đò Lèn

pptx 44 trang thanhhien97 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 34,35 Văn bản: Dọn về làng, Tiếng hát con tàu, Đò Lèn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tiet_3435_van_ban_don_ve_lang_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 34,35 Văn bản: Dọn về làng, Tiếng hát con tàu, Đò Lèn

  1. TIẾT 34-35. Đọc thêm: - Dọn về làng. - Tiếng hát con tàu - Đò Lèn
  2. Bài: Dọn về làng I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. -Nông Quốc Chấn (1923 – 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh. Ông là người dân tộc Tày quê ở tỉnh Bắc Cạn. -Ông tham gia cách mạng từ trước Cách mạng Tháng 8 và từ đó sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu.
  3. - Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên mang “hơi thở núi rừng Việt Bắc” vào thơ ca. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút của dân tộc thiểu số. - Năm 2000, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
  4. - Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên mang “hơi thở núi rừng Việt Bắc” vào thơ ca. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút của dân tộc thiểu số. - Năm 2000, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
  5. - Một số tác phẩm tiêu biểu - Thơ tiếng ca người Việt Bắc (1959) - Đèo gió (1968) - Suối và biển (1984) - Việt Bắc đánh giặc - Tiếng lượn cần Việt Bắc - Dọn về làng (Tọn mà bảng) (1950)
  6. 2.Bài thơ: Viết vào năm 1950, là bài thơ viết về quê hương của tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều năm đau thương và anh dũng.
  7. Niềm vui khi Cao – Bắc – Lạng được giải phóng. Nỗi buồn tủi, xót xa, căm giận trước sự Mạch tàn phá của quân xâm lược. cảm xúc Trở lại cảm xúc hân hoan, vui sướng khi quê hương được sống thanh bình.
  8. 1. Bức tranh đau thương của nhân dân Cao Bắc Lạng – Tội ác của TD Pháp. - Quá khứ đau thương và gian khổ của nhân dân được tác giả miêu tả như một tiếng kêu không màu của sự gian khổ ( Thiên tai và Địch họa) - “Mấy năm”: Thời gian kéo dài. - Quên tết quên rằm - Chạy hết núi khe, cay đắng - Lán sụp; nát cửa;vắt bám. - Mẹ địu em chạy; con sau lưng ,tay vắt bù; vai đầy vai nải
  9. *Tội ác của giặc Pháp: - Lán đốt trơ trụi; súng nổ; Tây lùng. - Áo quần bị vơ vét. - Cha bị bắt, bị đánh chết. - Chôn cất cha bằng khăncủa mẹ, liệm bằng áo của con. - Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt. => Gây ra biết bao tai họa cho dân ta, bóc lột dân ta tàn bạo.
  10. - Từ những sự đau thương đến tột cùng: mất nhà cửa, mất người thân, mất đi sự tự do, tác giả đã lập nên lời thề khắc sâu lòng căm thù giặc: “Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn Băm xương thịt mày, tao mới hả!” => một sức mạnh tinh thần to lớn
  11. 2.Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng - Niềm vui chiến thắng được tác giả thể hiện như một thước phim đầy màu sắc. Nghe được tiếng cười vang, tiếng ô tô, tiếng của con trẻ ríu rít tới trường => Cảnh sống bình yên. + Từ ngữ: Cười vang, xuống lán, người nói cỏ lay, ô tô kêu ngoài đường cái, ríu rít tiếng cười con trẻ → Diễn tả cảm xúc vui mừng hân hoan khi cuộc sống trở lại thanh bình. + Câu thơ:” Mẹ Cao Lạng hoàn toàn giải phóng -đuổi hết nó con sẽ về trông mẹ” điều đó nói lên sự hứa hẹn với người mẹ khi đất nước hòa bình và hi vọng về một tương lai.
  12. 3.Nghệ thuật * Cấu trúc được chia thành 2 phần đối lập, hiện tại - quá khứ - hiện tại. - phần 1: nói về QUÁ KHỨ đau thương. - Phần 2: nói về hòa bình HIỆN TẠI. => một cấu trúc quen thuộc đối với dòng thơ ca cách mạng, đối lập mà liên quan đến nhau. Tạo sự chặt chẽ trong lời thơ của ông. * Ngôn ngữ - sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc và gần gũi. - Từ ngữ giản dị, mang đậm tính dân tộc, thiên về ví von; cụ thể mà khái quát.
  13. 4. Nội dung - Đây là bài thơ hay về nhân dân miền núi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Khắc họa hình ảnh những con người phải chịu những nổi đau mất mát trong chiến tranh và niềm vui hân hoan khi quê được giải phóng.
  14. Bài: Tiếng hát con tàu I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả. 1920 -1989; Quê ở Thừa Thiên Huế Chế Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến Lan Viên Thơ CLV giàu chất suy tưởng triết lí 1996 nhận giải thưởng HCM về VHNT
  15. ÁNH SÁNG VÀ PHÙ SA
  16. 2. Tác phẩm. - Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm 1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền xuôi xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Rút từ tập“Ánh sáng và phù sa”. Ba phần Hai khổ đầu: Chín khổ tiếp: Bốn khổ cuối: Sự trăn trở, Niềm vui Khúc hát lên lời mời gọi khi được trở về đường say mê, lên đường với nhân dân náo nức
  17. II. Hướng dẫn đọc them 1. Nhan đề và lời đề từ a. Nhan đề - Biểu tượng cho tâm hồn thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn.
  18. b. Lời đề từ Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. - Khát vọng về với nhân dân, đất nước là cội nguồn cảm hứng của nghệ thuật, của hồn thơ và sáng tạo thơ ca. => Mang ý nghĩa biểu tượng và triết lý sâu sắc
  19. 2. Hai khổ thơ đầu - Một loạt câu hỏi giục giã, hối thúc : "anh đi chăng", "anh có nghe", "sao chửa ra đi", - Một loạt hình ảnh thuộc về không gian đất nước cao rộng có giá trị vẫy gọi : con tàu, Tây Bắc, gió ngàn, vành trăng, đất nước mênh mông, - Hàng loạt những đối lập : "bạn bè đi xa"- "anh giữ trời Hà Nội", "đất nước mênh mông"- "đời anh nhỏ hẹp", "tàu gọi anh đi"- "sao chửa ra đi", - Sự phân thân của chủ thể trữ tình (cái tôi trữ tình và "anh") để tự đối thoại, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân vị kỉ, những "buồn rớt", "mộng rớt" mà ra đi đến với cuộc đời rộng lớn, đất nước mênh mông.
  20. Khổ thơ Nghệ thuật Nội dung "Tây Bắc“ được lặp lại, thán từ "ôi", biện pháp nhân hóa, Về với nhân dân là về với nói quá mảnh đất thiêng, về với Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc 3,4 những kỷ niệm trong Ơi kháng chiến! Mười năm ngọn lửa kháng chiến Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường - So sánh, liên tưởng: "Nai về suối, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, trẻ thơ gặp sữa ". Niềm vui mừng hạnh phúc tột cùng khi được về với 5,6,7,8 - Cách xưng hô"con" + cụm từ "con nhớ" lặp lại nhiều lần với những hình ảnh gần gũi, thân thương.(anh du kích, em những con người đậm tình, liên lạc, mế nuôi) nặng nghĩa. - Điệp từ "nhớ" kết hợp với hình ảnh gợi cảm bản sương giăng, đèo mây phủ Nỗi nhớ da diết về thiên nhiên, con người Tây Bắc, - So sánh ấn tượng: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét, tình đôi ta như kiến hoa vàng 9,10,11 -Những câu thơ triết lí: lòng biết ơn, sự gắn bó sâu "Khi ta ta đi đất bỗng hóa tâm hồn" sắc của nhà thơ Và "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
  21. Như vậy về với Tây Bắc là về với nhân dân, về với những kỉ niệm một thời chiến đấu, về với ngọn nguồn sự sống, nơi nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ thuật trong tâm tâm hồn nhà thơ
  22. Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi? Tình em đang mong tình mẹ đang chờ Rẽ người mà đi vịn tay mà đến Tây Bắc ơi, người là mẹ hồn thơ Mười năm chiến trang vàng ta đau trong lửa Nay trở về, ta lấy lại vàng ta Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng? Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
  23. - Tiếng gọi của Tổ quốc, của nhân dân đã thôi thúc người nghệ sĩ hăm hở lên tưởng với niềm tin phơi phới."Rẽ người mà đi vịn tay mà đến" - Tác giả khẳng định: " Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ" - Hình ảnh con tàu, vầng trăng được nhắc lại ở khổ thơ cuối một lần nữa kđ niềm hạnh phúc, sự thỏa mãn của nhà thơ khi được về với Tây Bắc.
  24. Tổng kết Nội dung Nghệ thuật Niềm Làm Tình Sử Sáng vui sống yêu dụng tạo mừng lại quê nhiều Giàu trong hạnh không hương biện tính lựa phúc khí xd đất pháp tu triết lí, chọn khi đất nước từ: So suy từ ngữ, được nước sâu sắc sánh, tưởng hình trở về (58 - của tác nhân ảnh Tây 60) giả hóa Bắc XX
  25. Bài: Đò lèn I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên khai sinh; Nguyễn Duy Nhuệ, - Sinh năm: 1948, - Quê quán: Thanh Hoá. - Ông từng chiến đấu ở chiến trường nổi tiếng ác liệt thời chống Mĩ như Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Quảng trị - Mồ côi mẹ → ở với bà ngoại từ nhỏ.
  26. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ Đò Lèn viết về bà ngoại cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết. - Bài thơ được viết vào tháng 9-1938 - Bài thơ được in trong tập thơ Ánh trăng
  27. Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực níu váy bà đi chợ Bình Lâm giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật cái năm đói củ dong riềng luộc sượng và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại bà mò cua xúc tép ở đồng Quan dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi bà đi gánh chè xanh Ba Trại khi tôi biết thương bà thì đã muộn Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
  28. 5 khổ đầu: b. Bố cục Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của mình Tác phẩm Đò Lèn Khổ cuối: Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản nghiệt ngã của cõi đời, càng đau đớn, nối tiếc xót xa.
  29. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Kí ức tuổi thơ: - Câu cá Cống Na. Hình ảnh cậu bé tinh - Níu váy bà đi chợ Bình Lâm. nghịch vô tư sống giữa - Bắt chim sẻ vành tai tượng đất trời quê ngoại dân dã Phật. với những kỉ niệm vui - Hái trộm nhãn chùa Trần. buồn gắn liền với hình - Chơi đền Cậy Thị. ảnh bà Ngoại. - Xem lễ hội đền Sòng.
  30. => Tất cả đều gắn với từng địa danh cụ thể, kỉ niệm ngọt ngào và hạnh phúc biết bao.
  31. 2. Ký ức về bà: - "Hai bờ" là sự phân định rạch ròi giữa hai bên. + Một bên là hư bao gồm tiên, phật, thánh thần. + Một bên thực là bà với cuộc đời lam lũ, vất vả - "Trong suốt": là tính từ chỉ tính chất sự vật, hiện tượng được Nguyễn Duy đưa vào lời thơ, đảm nhiệm chức năng của động từ tình thái. Thế giới của truyện cổ tích với, thế giới trong các chùa chiền  sự bình yên của cuộc sống Cậu bé không nhận ra đâu là thực, đâu là hư  không nhận thấy nỗi vất vả của bà, nên vô tình trở thành người vô tâm
  32. - "Bay, bay tuốt, rủ nhau" gợi ra cả một hiện thực phũ phàng của chiến tranh. Nó bộc lộ sắc thái hài hước, mỉa mai. - Nó đập vỡ mọi điều mơ mộng hão huyền, tất cả đều "bay tuốt". Cái vỏ huyền thoại vỡ tung ra, phơi bày sự thật cay đắng; chỉ còn lại bà với cuộc sống vất vả lam lũ thôi.
  33. Không nên tự ru mình trong những ảo ảnh ngọt ngào, sống giữa cuộc đời hãy tỉnh táo để cảm nhận hiện thực và có thái độ ứng xử đúng đắn. Sử dụng hình ảnh người bà tần tảo lam lũ giữa cuộc đời Để mọi người hiểu hơn về nỗi vất vả của thế hệ trước- của cha ông  cảm thông, chia sẻ, biết ơn.
  34. 3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu: - Sử dụng thủ pháp đối lập : + Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà. + Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà. + Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người. - Sử dụng phép so sánh đối chiếu : + Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng + Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh - Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.
  35. 4. Ý nghĩa văn bản : - Bài thơ để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như ND vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẽ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình.
  36. III. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Sử dụng thủ pháp đối lập, phép so sánh - Giọng điệu: thành thực, thẳng thắn. - Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hỏm hỉnh dân gian. b. Nội dung: - Gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất. - Thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.