Bài giảng môn Sinh học Lớp 7 - Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh

pptx 24 trang thanhhien97 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học Lớp 7 - Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_7_bai_23_thuc_hanh_quan_sat_mot_s.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học Lớp 7 - Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Phân biệt động vật với thực vật? Đặc điểm chung của động vật? 1/ Giống nhau: - Có cùng cấu tạo là tế bào - Cùng có quá trình lớn lên và sinh sản 2/ Khác nhau: Động vật Thực vật - Dị dưỡng -Tự dưỡng, - Di chuyển - Không di chuyển, - Có hệ thần kinh và giác - Không có hệ thần kinh và quan giác quan. - Thành TB, không có - Có thành tế bào, có màng màng xenlulôzơ xenlulôzơ.
  2. CHƯƠNG I NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
  3. BÀI 3 THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
  4. NỘI DUNG: I- Yêu cầu II- Chuẩn bị III- Nội dung
  5. 1/Yêu cầu: -Thấy được dưới kính hiển vi ít nhất 2 đại diện là trùng roi và trùng giầy - Phân biệt được hình dạng , cách di chuyển củ chúng - Củng cố kĩ năng sử dụng và quan sát kính hiển vi. 5
  6. 2/Chuẩn bị : - Kính hiển vi có độ phóng đại lớn, tấm kính , lam kính, kim mác ,kim nhọn, ống hút - Váng ao hồ lấy từ thiên nhiên, - Bình nuôi cấy động vật nguyên sinh từ nguyên liệu rơm khô, cỏ tươi, bèo nhật bản 6
  7. Đặc điểm cấu tạo của động vật nguyên sinh? - ĐVNS là những ĐV cấu tạo chỉ gồm 1 TB Thời gian xuất hiện của ĐVNS trên trái đất? - Xuất hiện ở đại Nguyên sinh
  8. 3/ Nội dung: a/ Quan sát trùng giầy: GV Hướng dẫn học sinh các thao tác nhận biết trùng giầy: - Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm ( Thành bình) - Nhỏ lên lam kính rồi đặt lên soi dưới kính hiển vi -Điều chỉnh độ phóng đại để nhìn cho rõ. 8
  9. -Học sinh nhận biết trùng giầy. Cho biết trùng giầy có hình dạng như thế nào?Chúng di chuyển ra sao? 9
  10. Nêu một số bào quan của trùng giày? Lông bơi Không bào co bóp Nhân lớn Nhân nhỏ Không bào Miệng tiêu hóa Hầu Lỗ thoát
  11. a. Quan sát trùng giày: Hình dạng: Hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày Di chuyển: Bơi nhanh trong nước nhờ lông bơi theo kiểu vừa tiến vừa xoay.
  12. b. Quan sát trùng roi: Trùng roi sống ở đâu? * Nơi sống: nước có váng xanh ngoài ao, hồ
  13. b/ Quan sát trùng roi: Lấy váng xanh ở nước ao hồ hoặc rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi đưa lên kính hiển vi quan sát. Cho biết trùng roi có hình dạng như thế nào? Cách di chuyển của chúng? 13
  14. Nêu một số bào quan của trùng roi? Điểm mắt Roi Không bào co bóp Nhân Hạt dự trữ Hạt diệp lục
  15. Trùng roi di chuyển như thế nào? Di chuyển: Roi xoáy vào nước  tiến về phía trước
  16. Nếu đưa trùng roi vào tối vài ngày thì có hiện tượng gì xảy ra?
  17. Trùng roi: - Cơ thể là một tế bào, hình thoi đuôi nhọn đầu tù, - Có roi - Bên trong cơ thể có nhân, hạt diệp lục, điểm mắt, không bào co bóp, hạt dự trữ -Di chuyển bằng roi 17
  18. Câu 1. Phân biệt các đặc điểm khác nhau (hình dạng, cách di chuyển, dinh dưỡng) trùng giày và trùng roi? Đặc điểm Trùng giày Trùng roi Hình dạng Cách di chuyển Dinh dưỡng Câu 2. Vẽ hình (có chú thích) của trùng roi và trùng giày.
  19. Nhóm: Ngày tháng năm MẪU Họ và tên: BÀI THỰC HÀNH 1 TỰA BÀI (theo SGK) 2 3 I. Yêu cầu: (SGK) II. Chuẩn bị (SGK) III. Nội dung: (làm theo yêu cầu giáo viên)
  20. CÂU TRẮC NGHIỆM : Chọn câu đúng Câu hỏỉ 1: Trùng giày có hình dạng như thế nào? A. Đối xứng SAI B. Có hình khối như chiếc giày ĐÚNG C. Dẹp như chiếc đế giày SAI D. Không đối xứng SAI
  21. 2. Trùng giày di chuyển như thế nào? A.Thẳng tiến B.Vừa tiến vừa xoay 3. Trùng roi di chuyển như thế nào? A. Đầu đi trước B. Vừa tiến vừa xoay C. Đuôi đi trước D.Thẳng tiến
  22. 4. Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ: A. Sắc tố ở màng cơ thể B.Màu sắc của hạt diệp lục C.Màu sắc của điểm mắt D.Sự trong suốt của màng cơ thể
  23. DẶN DÒ Đọc trước bài 4 Trang 15,