Bài giảng môn Vật lí Khối 7 - Bài 8: Gương cầu lõm - Năm học 2019-2020

pptx 13 trang buihaixuan21 4100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Vật lí Khối 7 - Bài 8: Gương cầu lõm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_vat_li_khoi_7_bai_8_guong_cau_lom_nam_hoc_2019.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Vật lí Khối 7 - Bài 8: Gương cầu lõm - Năm học 2019-2020

  1. Các loại gương Gương phẳng Gương cầu lồi Gương cầu lõm
  2. -Gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lõm.
  3. GƯƠNG CẦU LÕM I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm: 1.Thí nghiệm : Bố trí: • Đặt cây nến sát gương rồi di chuyển từ từ ra xa gương, cho đến khi không nhìn thấy ảnh đó nữa. →→ĐặtẢnhmộtcủavậtmộtgầnvậtsáttạogươngbởi gươngcầu lõmcầu, nhìnlõm vàolà ảnhgươngảnhthấyảo khôngmột ảnhhứngảođượckhôngtrên hứngmàn đượcchắn trênvà lớnmànhơnchắnvật.và lớn hơn vật.
  4. Gương phẳng Gương cầu lõm Gương cầu lồi →Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng, mà ảnh ảo của vật tạo bởi gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm. Vậy ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.
  5. * Thí nghiệm: Đối với chùm tia tới song song Gương cầu lõm Hội tụ →Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
  6. Ứng dụng: Đây là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên? - Mặt Trời ở rất xa Trái Đất nên ánh sáng mặt trời chiếu đến gương cầu lõm là chùm sáng song song, sẽ cho Hình 8.3 chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. - Do ánh sáng mặt trời có nhiệt năng nên điểm hội tụ của chùm ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao, làm cho vật đặt ở đó bị nóng lên. → Người ta đã ứng dụng tính chất này để làm lò mặt trời.
  7. * Thí nghiệm: Đối với chùm tia tới phân kì S →Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
  8. Từ thời xa xưa con người đã biết cách sử dụng gương cầu lõm: Nhà bác họcÁc-si-mét đã tạo gương cầu lõm bằng nhiều gương phẳng xếp theo hình vòng cung với mục đích để tập thung ánh sáng đốt cháy chiến thuyền của giặc.
  9. Ứng dụng thực tế của gương cầu lõm là: Nung nóng vật, trong y tế, làm gương trang điểm cho các diễn viên, làm các pha đèn (đèn pin, đèn ô tô), chế tạo kính thiên văn,
  10. →TạiMặcsaodùtrêngươngô cầuhaylõm xechomáyảnh, ngườiảo lớntahơnkhôngvật,nhưnggắn tagươnglại khôngcầudùnglõm gươngđểcầucholõmngườibởi vì láigươngxe cầuquanlõmsátchỉảnhquanảosátcủađượccácảnhvậtảo củaở phíanhữngsauvậtxeđạt? ở rất gần gương, không quan sát được những vật ở xa gương.
  11. Trong phòng khám tai mũi họng, các bác sĩ thường dùng một dụng cụ đeo trên đầu gồm một đèn nhỏ đặt trước một đĩa kim loại tròn đóng vai trò của một gương. Ánh sáng từ đèn chiếu đến gương sau khi phản xạ từ gương sẽ hội tụ tại một điểm nhất định. Bác sĩ soi điểm sáng ấy vào bên trong tai mũi họng để quan sát. - Chỉ có gương cầu lõm mới có thể phản xạ chùm sáng từ đèn phát ra thành chùm sáng hội tụ tại một điểm, do đó người ta dùng gương cầu lõm thì chùm sáng phân kì từ đèn chiếu mà bác sĩ đã dùng. Khi đèn chiếu ở vị trí xa gương cầu lõm thì chùm sáng phân kì từ đèn chiếu đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương (ảnh thật của bóng đèn), bác sĩ soi điểm hội tụ ánh sáng đó vào vị trí cần quan sát của bệnh nhân để nhìn cho rõ.
  12. * Ghi nhớ: * Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật . •Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. • Về mặt quang học, pha đèn pin là một gương cầu lõm và bóng đèn pin là một nguồn sáng nhỏ đặt trước gương cầu lõm