Bài giảng môn Vật lí Khối 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2019-2020

pptx 21 trang buihaixuan21 6390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Vật lí Khối 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_vat_li_khoi_8_bai_10_luc_day_ac_si_met_nam_hoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Vật lí Khối 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2019-2020

  1. LỰC ĐẨY ÁC – SI - MÉT
  2. P > P 1 chứng tỏ điều gì? P > P1 chứng tỏ vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng lên nó một lực đẩy
  3. Lực này có đặc điểm như thế nào? C2: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từdưới lên theo phương thẳng đứng
  4. Lực đẩy của chất lỏng lên một vật nhúng trong nó được nhà bác học Ác-si- mét(287 -212 TCN) người Hy Lạp phát hiện ra đầu tiên nên được gọi là lực đẩy Ác – si - mét
  5. Quan sát hình 10.3 SGK và hãy mô tả các bước TN - Bước 1: Treo cốc A và vật nặng vào lực kế →P1 - Bước 2: Nhúng chìm vật nặng vào trong bình tràn đựng đầy nước, nước từ bình tràn chảy vào cốc B →P2 - Bước 3: Đổ nước từ cốc B vào cốc A. →P3
  6. Đo P1 của cốc + vật Đo P2 khi vật nhúng trong nước 6N 5N 6N 4N 5N 3N 4N 2N 3N 1N 2N 1N B
  7. Đổ nước tràn từ cốc B vào cốc A 6N 5N 4N 3N 2N 1N B
  8. Chứng minh dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét Số chỉ P1 cho ta biết điều gì ? : P1 = PC + PV (1) Số chỉ P2 cho ta biết điều gì ? : P2 = PC + PV – FA (2) Số chỉ P3 cho ta biết điều gì ? : P3 = PC + PV – FA + PPCLVCC (3) Theo kết quả P1 = P3 và từ (1) và (3) ta suy ra được điều gì? : PC+ PV = PC + PV – FA + PPCLVCC  0 = – FA + PPCLVCC => FA = ? Có đúng như lời dự đoán không? => FA = PCLVCC . Vậy dự đoán trên là đúng Kết luận: Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ
  9. Khi kéo gàu nước từ dưới giếng lên, trong hai trường hợp sau: - Gàu ngập trong nước - Gàu đã lên khỏi mặt nước Trường hợp nào kéo gàu nhẹ hơn? Khi gàu còn ngập trong nước thì kéo nhẹ hơn. - Kéo gàu nước lúc nhúng ngập trong nước ta cảm thấy nhẹ hơn vì gàu nước chịu tác dụng của một lực đẩy Ác-si-mét hướng từ dưới lên.
  10. C5:Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn? FA nhôm = dn.Vnhôm FA thép = dn.Vthép Mà Vnhôm = Vthép=> FA nhôm = FA thép Vậy lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên hai thỏi nhôm và thép có độ lớn bằng nhau. Thỏi thép Thỏi Nước Nước nhôm
  11. ĐÊM QUA, MỘT CƠN BÃO LỚN ĐÃ XẢY RA NƠI CƠN BÃO ĐÃ CUỐN CHÚ CÁ VOI ĐI XA VÀ SÁNG VÙNG BIỂN CỦA CHÚ CÁ VOI DẬY CHÚ BỊ MẮC CẠN TRÊN BÃI BIỂN MỘT ĐÁM MÂY MƯA HỨA SẼ GIÚP CHÚ NẾU CÓ NGƯỜI GIẢI ĐƯỢC CÂU ĐỐ CỦA MÂY
  12. Có 5 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thì mưa sẽ đổ xuống và nước biển dâng lên, hoàn thành xong 5 câu sẽ cứu được cá voi.
  13. Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các câu phát biểu dưới đây khi nói về LỰC ĐẨY ACSIMET: Đáp án B A. Lực đẩy Acsimet có chiều theo mọi phía của vật . B. Lực đẩy Acsimet có phương thẳng đứng ,có chiều từ dưới lên . C. Khi vật nổi , độ lớn lực đẩy Acsimet lớn hơn trọng lượng của vật . D. Tùy theo từng trường hợp mà độ lớn của Lực đẩy Acsimet có thể lớn hơn ,nhỏ hơn hay bằng trọng lượng của vật CƠN MƯA SỐ 1
  14. Câu phát biểu nào là Sai trong các câu phát biểu sau đây ? Độ lớn của Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật được tính bằng : Đáp án D A. Trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ . B. Tích trọng lượng riêng của chất lỏng với thể tích của chất lỏng mà vật chiếm chỗ . C. Tích trọng lượng riêng của chất lỏng với thể tích phần chìm của vật . D. Tích trọng lượng riêng của chất lỏng với thể tích của vật . CƠN MƯA SỐ 2
  15. Độ lớn của lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào : A. Trọng lượng riêng của Chất lỏng và thể tích Đáp án C chất lỏng . B. Trọng lượng riêng của Chất lỏng và thể tích của vật . C. Trong lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ . D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của chất lỏng mà vật chiếm chỗ . CƠN MƯA SỐ 3
  16. Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi. Đáp án C B. khối lượng của nước thay đổi. C. lực đẩy của nước. D. lực đẩy của tảng đá. CƠN MƯA SỐ 4
  17. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét Đáp án A B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát. C. Trọng lực. D. Lực đẩy Ác-si-mét. CƠN MƯA CUỐI
  18. CẢM ƠN CÁC BẠN THẬT NHIỀU. CÁC BẠN GIỎI QUÁ ĐI