Bài giảng Ngữ văn Khối 6 - Bài 26: Cây tre Việt Nam

pptx 7 trang Hải Phong 19/07/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Khối 6 - Bài 26: Cây tre Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_6_bai_26_cay_tre_viet_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Khối 6 - Bài 26: Cây tre Việt Nam

  1. 1. Tác giả - Ông tên thật là Hà Văn Lộc (15-2-1925), mất (28-8- 1991) tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên quán của ông ở phường Quảng An, quận Tây Hồ (Hà Nội). Ông có một người em trai tên là Hà Văn Trường, về sau được nhiều người biết đến với tư cách nhà báo Hồng Hà. - Thuở nhỏ, ông cùng em trai học ở Nam Định đến trung học. Ngay lúc còn là học sinh, ông đã tham gia các hoạt động xã hội, phong trào học sinh yêu nước. Tại đây, ông làm quen với các bạn học Đặng Xuân Khu, Phan Đinh Đống, Phạm Văn Cường, những người về sau là các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Năm 1938, ông gia nhập Đoàn thanh niên dân chủ Đông Dương. Thời gian này, ông bắt đầu viết bài cộng tác với báo với bút danh Phượng Kim.
  2. 2. Tác phẩm : a, Hoàn cảnh sáng tác : - Ra đời năm 1955 - Là lời bình cho bộ phim “Cây tre Việt Nam” của các nhà điện ảnh Ba Lan b, Nghệ Thuật : - Thể loại : Kí ( Bút Kí ) - PTBĐ : Thuyết minh + Biểu cảm + Miêu tả + Nghị luận
  3. * Một số tác phẩm của ông : - Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (bút ký, 1947) - Ý nghĩ người phóng viên kháng chiến (bút ký, 1948) - Trách nhiệm (bút ký, 1951) - Thời gian ủng hộ chúng ta, tùy bút của Ilya Ehrenburg (dịch, 1954) - Hữu nghị (bút ký, 1955) - Như anh em một nhà (bút ký, 1957) - Điện Biên Phủ, Một danh từ Việt Nam (bút ký, 1964) - Trường Sơn hùng tráng (bút ký, 1967)
  4. 3. Tóm tắt : Cây tre là bạn thân của nông dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre thanh cao mà giản dị. Tre gắn bó lâu đời với con người trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương. Tre cũng là bạn đồng hành của dân tộc trên con đường đi tới ngày mai.
  5. 4. Bố cục : 4 phần : • Từ đầu đến “chí khí như người” : • Cây tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước ta Phần 1: và có những phẩm chất đáng quý • Tiếp theo đến “chung thủy” : • Tre gắn bó với con người trong cuộc sống Phần 2 : hàng ngày và trong lao động. • Tiếp theo đến “Tre, anh hùng chiến đấu”: • Tre sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ Phần 3 : quốc. • Còn lại: Phần 4 : • Tre là người bạn của dân tộc ta.