Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 13 Tập làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự

pptx 21 trang thanhhien97 3870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 13 Tập làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_13_tap_lam_van_lap_dan_y_bai_v.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 13 Tập làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự

  1. Tiết 13: Làm văn LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ Kết quả cần đạt: Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện ) tương tự một truyện ngắn.
  2. Mục tiêu cụ thể ➢ Biết cách dự kiến đề tài, cốt truyện cho một bài văn tự sự. ➢ Nắm được kết cấu và biết được cách lập dàn ý một bài văn tự sự. ➢ Ý thức được tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
  3. I. Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện 1. Tìm hiểu ngữ liệu: SGK trang 44. • Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu” Ý tưởng: +viết về “cuộc khởi nghĩa của anh Đề, cuộc đời số phận anh Đề”. + Đổi tên cho anh Đề bằng tên Tnú vì “Tên Đề nó “Kinh” quá, người Kinh quá” và cái tên Tnú thì “không khí” hơn nhiều. Nhà văn cũng “chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ diễn biến cụ thể ra sao”
  4. Dự kiến ➢ Bố cục truyện với phần mở đầu bằng một khu rừng xà nu và kết thúc tác phẩm cũng bằng một cảnh rừng xà nu . ➢ Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật khác trong mối quan hệ với Tnú (nhân vật chính), các chi tết, sự việc chính tạo nên cốt truyện. + Dít là mối tình sau của Tnú ,sẽ nằm ở cuối truyện. + Vậy thì phải có Mai, chị của Dít, đó là mối tình đầu của Tnú.
  5. Dự kiến ➢ Nguyên nhân dẫn đến hành động quyết liệt của Tnú “diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không[ ] .Tất phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội [ ] đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngay trước mắt Tnú”. ➢ Những nhân vật khác, những chi tiết khác đến một cách “tất yếu”, “bịa” mà “như thật”: + Cụ già Mết phải có vì đó “là cội nguồn , làTây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên”. +Thằng bé Heng “Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được”.
  6. + “các bà cụ già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống”. +“các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng” +“tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya.” +“mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú”. + “cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện[ ], những mạch nối cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy”
  7. 2. Kinh nghiệm rút ra trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự. ➢ Trước khi viết bài văn tự sự, cần phải hình thành ý tưởng (viết, kể về đề tài nào, về chuyện gì, nhân vật nào, trong hoàn cảnh không gian, thời gian nào? Nhằm mục đích gì, thể hiện chủ đề gì?) ➢ Dự kiến cốt truyện , có thể dự kiến phần mở đầu, phần kết thúc.
  8. ➢ Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật khác trong mối quan hệ với nhân vật chính, các chi tiết, sự việc chính tạo nên cốt truyện, sao cho phù hợp với đề tài, chủ đề.
  9. II. Lập dàn ý 1. Lập dàn ý cho các bài văn theo các yêu cầu của đề số (1) và đề số (2) ở mục II.1 trang 45 SGK. Hướng dẫn: + Đọc kĩ yêu cầu của từng đề. + Đặt nhan đề cho truyện. + Lập dàn ý ba phần. + Đại diện của nhóm lên trình bày. +Nhận xét kết quả của nhóm bạn.
  10. ➢Dàn ý cho câu chuyện “Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo”
  11. Nhan đề Ánh sáng - Sau đêm “Tắt đèn” Mở bài Sau khi chạy khỏi nhà viên quan cụ, chị Dậu chạy về làng, thấy một người đàn ông lạ mặt đang nói chuyện với chồng chị ở trong nhà. Thân -Người lạ mặt chính là một cán bộ Việt Minh. Anh cán bài bộ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu vì sao dân mình khổ, phải làm gì để hết khổ, nhân dân địa phương khác đã làm gì, kết quả như thế nào. - Người cán bộ thỉnh thoảng ghé thăm nhà chị với những thông tin mới.Chị Dậu giác ngộ tư tưởng. - Chị Dậu âm thầm vận động những người xung quanh. - Cách mạng tháng Tám bùng nổ, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo Kết bài Chị Dậu được bầu làm chủ tịch xã của chính quyền mới thành lập
  12. Nhan đề Người đậy nắp hầm bem Chị Dậu trong vùng địch tạm chiếm. Mở bài Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ.Làng Đông Xá bị địch tạm chiếm nhưng hằng đêm vẫn có cán bộ hoạt động bí mật. Chị Dậu đã được giác ngộ. Thân bài -Quân Pháp càn quét, truy lùng cán bộ. - Không khí trong làng căng thẳng, không ít người hoảng sợ. - Chị Dậu vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật ngay dưới nền bếp nhà mình hay ngay dưới góc buồng. Kết bài - Chị Dậu gặp và trò chuyện với cái Tí- cũng đã trở thành một du kích bí mật
  13. Thế nào là lập dàn ý bài văn tự sự? ➢ Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
  14. ➢Tóm lại, quá trình lập dàn ý một bài văn tự sự thường diễn ra như thế nào? ➢Dàn ý cụ thể nên ra sao?
  15. 2. Nhận xét về cách lập dàn ý bài văn tự sự a. Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ, lựa chọn: + Đề tài. + Chủ đề. + Từ đề tài, chủ đề, người viết phải tưởng tuợng và phác ra những đường nét chính của cốt truyện # Cốt truyện truyền thống: trình bày- khai đoạn-phát triển-đỉnh điểm- kết thúc. # Cốt truyện hiện đại: không theo truyền thống với những sáng tạo riêng của người viết.
  16. b. Lập dàn ý với bố cục ba phần: • Mở bài :( có thể là phần trình bày): giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh không gian, thời gian, nhân vật ) • Thân bài: (có thể là phần khai đoạn-phát triển-đỉnh điểm): những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện. • Kết bài :kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
  17. c. Dựa vào bố cục ba phần của dàn ý, cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài văn (sự việc xảy ra, tâm trạng của nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật, cảnh thiên nhiên )
  18. III. Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập: Bài tập 1: Lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: Một học sinh tốt, phạm phải một số sai lầm trong trong những phút yếu mềm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, chiến thắng bản thân vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.
  19. a. Đề tài: viết về cuộc sống học đường. b. Chủ đề: Ý thức nỗ lực vươn lên, khắc phục sai lầm, chiến thắng bản thân để tu dưỡng nhân cách. c. Cốt truyện: - Một học sinh tốt. - Học sinh ấy bị kẻ xấu lôi kéo và phạm sai lầm. - Đau khổ, ân hận, dằn vặt, tự đấu tranh (hay được người tốt giúp đỡ). - Học sinh ấy đã vươn lên trở thành một học sinh tốt trong cuộc sống và học tập. d. Dàn ý
  20. Nhan đề Vượt lên chính mình – Sau cơn giông Mở bài An đang ngồi học bài ở nhà trọ , môt thanh niên cùng xóm đến rủ An đi uống cà phê. Thân bài - An uống cà phê với một nhóm thanh niên lêu lổng. - Trên ti vi đang diễn ra trận bóng giữa hai câu lạc bộ nổi tiếng, An bị rủ rê tham gia cá độ. - An thua cá độ , phải bán xe đạp và đồng hồ. - An bỏ học, lêu lổng một thời gian. - An được thầy cô giáo, bạn tốt giúp đỡ. - An ân hận, cố gắng sửa chữa sai lầm.Cuối năm An đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Kết bài - An phát biểu cảm nghĩ trong buổi nhận lễ phát thưởng.
  21. CÂU HỎI CHUẨN BỊ CHO BÀI “RA-MA BUỘC TỘI” 1. Tóm tắt nội dung phần tiểu dẫn. 2. Xác định nội dung, bố cục của đoạn trích. 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Ra-ma và Xi –ta. 4. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích.