Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 31: Động Phong Nha

pptx 8 trang Hải Phong 19/07/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 31: Động Phong Nha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_31_dong_phong_nha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 31: Động Phong Nha

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM CHÚNG EM
  2. * Động Phong Nha : - Nằm ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 45km về phía tây bắc, Động Phong Nha nằm trong vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Từ Đồng Hới đi đến Phong Nha du khách sẽ được đi trên đường Trường Sơn huyền thoại. Sau khi đến trung tâm du lịch Phong Nha, du khách ngược theo dòng Sông Son đến tham quan Phong Nha. - Được coi là “Thiên Nam đệ nhất động” của Việt Nam, che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới. Là điểm đầu tiên được đưa vào khai thác du lịch phục vụ du khách tại Phong Nha Kẻ Bàng.
  3. - Với chiều dài 7.729m, sâu 83m, cao 50m với rất nhiều nhánh hang phụ lớn nhỏ. Bao gồm cả hang Bi Kí, hang Tiên và hang Cung Đình. Đây là loại hình động nước chảy ngầm trong lòng núi với nhiều thạch nhũ đặc trưng. Tương truyền rằng, chính những măng đá rũ xuống ở cửa hang đã góp phần tạo nên cái tên đầy thi vị “Phong Nha”, tức là “Gió luồn qua kẽ răng”. Tên gọi Phong Nha cũng bắt nguồn từ đây. Những thạch nhũ Phong Nha được đánh giá là đẹp và mất hàng triệu năm mới được hình thành.
  4. - Phong Nha nổi tiếng với những khối đá độc đáo được đặt tên theo các hình dạng tự nhiên. Như “Sư tử”, “Kỳ lân”, “Vô chầu”, “Cung đình” hay “Tượng Phật”. Sau khoảng 19km chảy ngầm dưới dãy Trường Sơn. Dòng sông hiện ra ở cửa hang mang một màu nước xanh biếc vào mùa khô. Và đặc biệt là sắc đỏ của phù sa vào mùa mưa. Du khách cũng có thể khám phá sự kiến tạo các măng đá, thạch nhũ tại một vài trong số 14 phòng bên trong hang động. Bên trong khoảng 1km là hang Bi Kí, một nhánh phụ nằm sâu trong động cách cửa động khoảng 600m. Người ta tin rằng có một khoảng thời gian nào đó từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI, người Chăm đã chọn nơi đây làm nơi thời cúng.