Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 5: Sọ Dừa

pptx 13 trang Hải Phong 17/07/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 5: Sọ Dừa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_5_so_dua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 5: Sọ Dừa

  1. NGỮ VĂN 6 Giáo Viên:
  2. Kiểm tra bài cũ - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  3. VĂN BẢN: SỌ DỪA
  4. ❖ 1 số hình ảnh về Sọ Dừa:
  5. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc 2. Chú thích - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ: Tự sự. - Bố cục: 3 phần + Đoạn 1 (Từ đầu đặt tên cho nó là Sọ Dừa): Sự ra đời của Sọ Dừa. + Đoạn 2 (tiếp phòng khi dùng đến): Sọ Dừa cưới cô út, trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên. + Đoạn 3 (còn lại): Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ vợ chồng.
  6. II. PHÂN TÍCH Câu 1: (SGK Trang 54) • Sự ra đời khác thường của Sọ Dừa: - Bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa nên mang thai. - Hình dạng ra đời kì lạ mà lại biết nói. > Đề cập đến những người đau khổ, thấp hèn trong xã hội xưa, vẻ ngoài xấu xí, nhân dân nhận thức sâu sắc về số phận và địa vị xã hội của mình.
  7. Câu 2: (SGK Trang 54) - Sự tài giỏi của Sọ Dừa: Chăn bò giỏi lại thổi sáo hay, tự tin, thông minh (đỗ trạng nguyên), có tàiđoán trước sự việc. - Hình dáng bên ngoài có thể xấu xí đối lập với phẩm chất thông minh, tài giỏi.
  8. Câu 3: (SGK Trang 54) - Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì tính tình hiền lành, tử tế, không phân biệt, xét đoán qua vẻ bề ngoài; cô nhận ra vẻ đẹp bên trong Sọ Dừa, tình yêu chân thành. - Nhân vật cô út: Hiền lành, tử tế, thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn, là người đầy tình thương.
  9. Câu 4: (SGK Trang 54) Mơ ước của người lao động: - Mơ ước đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xấu xí trở thành trạng nguyên tuấn tú, hạnh phúc. - Mơ ước về sự công bằng: Cái thiện chiến thắng cái ác.
  10. Câu 5: (SGK Trang 54) Ý nghĩa chính của truyện: - Đề cao, ca ngợi giá trị bên trong của con người > kinh nghiệm khi đánh giá con người: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Đề cao lòng nhân ái. - Khẳng định niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng.
  11. ➢ Ghi nhớ: Định nghĩa truyện cổ tích ( như chú thích ( ) trang 53). - Sọ Dừa là truyện cổ tích về người mang lốt vật, kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Nhân vật chính của loại truyện cổ tích này có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật, bị mọi người xem thường, coi là “ vô tích sự “. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.