Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7: Em bé thông minh

pptx 19 trang Hải Phong 17/07/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7: Em bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_7_em_be_thong_minh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7: Em bé thông minh

  1. Chào mừng cô giáo Ngữ Văn và các bạn HS lớp 6A2 đến với bài soạn văn: EM BÉ THÔNG MINH
  2. NHỮNG THỬ THÁCH VÀ CHIẾN CÔNG CỦA EM BÉ
  3. a. Thử thách 1: - Hoàn cảnh: Đang lao động bị hỏi bất ngờ - Người hỏi: Viên quan
  4. - Câu đố: “Trâu của lão cày một ngày được mấy đường’’. Sự việc oái ăm không ai để ý, sự việc này chỉ đơn thuần là đếm số chẳng ai để tâm nhưng viên quan hỏi bất ngờ như vậy thì câu hỏi tưởng chừng như đơn giản lại là một câu hỏi không thể trả lời.
  5. Trả lời: Hỏi vặn lại viên quan “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước”. Cậu bé đẩy thế bị động về phía viên quan - Nhận xét: Em bé thông minh, nhanh nhẹn đã vượt qua tài năng của viên quan → Tìm được người tài.
  6. b. Thử thách 2 - Hoàn cảnh: Lệnh vua liên quan đến tính mạng cả làng. - Người đố: Vua - Câu đố: Ban 3 con trâu đực, 3 thúng gạo nếp. Hẹn năm sau đẻ thành 9 con
  7. - Trả lời: Mở tiệc khao cả làng, chỉ ra sự phi lý, nói với vua rằng cha không chịu đẻ em bé cho chơi. - Nhận xét: Vua tự nói ra sự phi lý → Nghệ thuật: Gậy ông đập lưng ông. → Cứu nguy cho cả làng. → Sự thông minh chiến thắng dân làng.
  8. c. Thử thách 3: - Hoàn cảnh: Lệnh vua thực hiện ngay. - Câu đố: Mang tới 1 con chim sẻ, yêu cầu làm thành 3 mâm cỗ. - Trả lời: Đưa 1 cây kim yêu cầu rèn thành 1 con dao để xẻ thịt chim.
  9. - Nhận xét: Cậu bé rất thông minh, ra điều kiện ngược lại nếu thoả mãn được, cậu bé sẽ hoàn thành câu đố. → Khẳng định được tài năng của bản thân. → Chiến thắng sự thông minh của nhà vua.
  10. d. Thử thách thứ 4: - Hoàn cảnh: Thử thách của sứ giả, liên quan đến vận mệnh dân tộc. - Người ra đố: Sứ giả nước láng giềng. - Câu đố: Xâu chỉ qua đường ruột ốc. - Trả lời: Hát lên 1 câu.
  11. - Nhận xét: Câu trả lời như thật, như đùa khi cậu bé còn đang chơi sau nhà. → Cứu nguy cho đất nước. → Được phong làm trạng nguyên.
  12. 1. Phần thưởng của cậu bé ở cuối truyện “Em bé thông minh” phản ánh ước mơ gì của nhân dân? Phản ánh ước mơ về sự đổi đời xứng đáng cho những con người lao động bình dân nhưng thông minh, tài trí.
  13. 2. Trong truyện “Em bé thông minh” em có nhận xét gì về thái độ của em bé trong mỗi thử thách?
  14. Đối mặt với những thử thách cam go như vậy, nhưng bất kỳ lần nào ta cũng thấy cậu bé luôn có một thái độ hết sức vô tư, hồn nhiên, thoải mái. Cậu có thể giải những câu đố ngay cả trong những lúc đang làm việc hay thậm chí khi giải câu đố của sứ giả còn là lúc cậu đang đùa nghịch ở sau nhà.
  15. Sự ung dung của cậu hoàn toàn đối lập với những lo âu, bối rối của các nhân vật khác cùng bị đặt vào trong thử thách tương tự như: người cha, dân làng hay triều đình. Trong thử thách thứ 4 cũng là thử thách khó khăn, mang ý nghĩa trọng đại nhất, thậm chí cậu lại hoá giải nó chỉ bằng câu hát vui đùa của con trẻ. Chính điều đó đã càng tô đậm trí thông minh hơn người của cậu.
  16. 3. Trong truyện “ Em bé thông minh”, cách giải đố của em bé trong thử thách mà sứ giả đưa ra có điều gì đặc biệt?
  17. Tác giả đã sử dụng biện pháp đòn bẩy khi để cho tất cả vua quan, các ông Trạng, các nhà thông thái lỗi lạc nhất phải vò đầu suy nghĩ, thử đủ mọi cách mà vẫn phải chịu bó tay trước câu đố của sứ giả nước làng giềng. Câu đố ấy chỉ được giải khi nhà vua đi hỏi ý kiến của cậu bé.
  18. 4. Trong truyện “Em bé thông minh”, Cách giải đố của em bé trong thử thách mà sứ giả đưa ra có điều gì đặc biệt?
  19. Em bé không giải câu đố của sứ giả bằng những kiến thức cao siêu, mà chỉ bằng những kinh nghiệm và hiểu biết dân gian quan sát được từ đời sống hàng ngày. Hơn thế nữa, khi giải đố, cậu bé còn sử dụng lời hát của trẻ con khiến cho tính chất câu đố trở nên đơn giản như một trò chơi của trẻ con vậy.