Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Lượm"

pptx 23 trang thanhhien97 7740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Lượm"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_van_ban_luom.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Lượm"

  1. Văn bản Lượm Tác giả: Tố Hữu
  2. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Tố Hữu - Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành (1920- 2002). - Quê quán: Thừa Thiên- Huế. - Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
  3. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1949, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong tập Việt Bắc. (1946 – 1954).
  4. Hướng dẫn cách đọc: ▪ Chú ý thay đổi giọng và nhịp đọc thích hợp với từng câu từng đoạn. ▪ Giọng vui tươi sôi nổi nhí nhảnh ở đoạn đầu và đoạn điệp khúc cuối cùng giọng đối thoại giữa 2 chú cháu, giọng ngắt, ngừng ở những câu thơ đặc biệt 2 tiếng.
  5. b. Thể loại: Thơ 4 chữ, nhịp 2/2. c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự miêu tả. d. Ngôi kể: ngôi thứ nhất. Nhân vật chính: Lượm e. Bố cục: 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu → “Cháu đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu. + Đoạn 2: tiếp theo→ “Hồn bay giữa đồng”:Câu chuyện đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. + Đoạn 3: còn lại: Hình ảnh Lượm sống mãi trong lòng mọi người.
  6. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Lượm trong cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu.
  7. Hoàn cảnh gặp gỡ: “Ngày Huế đổ máu” → Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Quân ta bao vây địch ở thành phố Huế năm 1946
  8. Câu hỏi: Tìm những từ ngữ gợi tả Lượm trong 5 khổ thơ đầu. Nhận xét nghệ thuật miêu tả của tác giả. Cảm nhận của em về Lượm?
  9. • Hình dáng: bé loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cười híp mí, má đỏ bồ quân • Nghệ thuật dùng từ láy gợi hình, điệp từ, nhịp thơ 2/2 vần cách, gieo vần “oắt”, ẩn dụ: nổi bật dáng vẻ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn,tinh nghịch, ngây thơ, đáng yêu.
  10. - Trang phục: Cái xắc xinh xinh; Ca lô đội lệch Nghệ thuật dùng từ láy, tính từ. Lượm mặc trang phục chiến sĩ vệ quốc quân, Lượm làm liên lạc, vẻ đẹp tinh nghịch, xinh xắn.
  11. - Cử chỉ: Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng Nghệ thuật so sánh, nhịp thơ 2/2, vần cách, gieo vần“ang”. Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời.
  12. Lời nói: Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! - Thôi chào đồng chí! Nghệ thuật: Miêu tả nhân vật qua đối thoại trực tiếp, vần liền, gieo vần “a” : Lượm vui vẻ, say mê công tác, yêu quê hương, đất nước.
  13. - Hình dáng: bé loắt - Trang phục: choắt, chân thoăn thoắt, Cái xắc xinh xinh; đầu nghênh nghênh, Ca lô đội lệch cười híp mí, má đỏ bồ quân - Cử chỉ: - Lời nói: Mồm huýt sáo vang Cháu đi liên lạc Như con chim chích Vui lắm chú à Nhảy trên đường vàng Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! - Nghệ thuật: -Thôi chào đồng chí! So sánh, điệp từ, ẩn dụ, từ láy, nhịp thơ 2/2 làm nổi bật hình ảnh chú bé Lượm.
  14. • Lượm là chú bé liên lạc ngây thơ, hồn nhiên, tinh nghịch, yêu đời, yêu nước, say mê, nhiệt tình tham gia kháng chiến; là tấm gương “ tuổi nhỏ chí cao”. • Thông qua việc khắc họa chân dung Lượm trong 5 khổ thơ đầu → thể hiện rõ tình cảm của tác giả: yêu mến, trân trọng chú bé Lượm.
  15. 2. Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh ➢Hình ảnh Lượm nằm trên cánh đồng lúa tay nắm chặt bông. → Lượm ngã xuống trên chính mảnh đất quê hương, tay em còn nắm chặt bông lúa đã nuôi mình lớn từng ngày. Mảnh đất - sản vật quê hương dang tay đón Lượm vào lòng trong một giấc ngủ dài. Lượm ra đi nhưng tay em còn níu giữ sự sống, níu giữ quê hương, đó là cái chết gieo mầm cho sự sống. Linh hồn em hóa thân vào non sông, đất nước.
  16. 3. Lượm sống mãi với quê hương,đất nước • Tác giả sử dụng nghệ thuật điệp ngữ. • Nhấn mạnh hình ảnh lượm bất tử, em sống mãi trong lòng tác giả và mọi người, sống mãi với quê hương đất nước.
  17. III. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ đã khắc họa và ca ngợi hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh dũng nhưng hình ảnh em còn sống mãi trong lòng mọi người.
  18. III. Tổng kết 2. Nghệ thuật • Kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm. • Thể thơ 4 chữ giàu âm điệu. • Nhiều từ láy gợi hình. • Cách so sánh độc đáo. • Kết cấu đầu cuối tương ứng (điệp khúc).
  19. Luyện tập Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu phát biểu cảm nghĩ của em về chú bé Lượm
  20. Trò chơi giải ô chữ Nhân vật chính trong bàiThểthơ làthơai? trong bài Lượm? Tác giả bài thơ là ai? Câu cái đầu ‘ L Ư ƠÏ M nghênh nghênh B ÔÁ N C H ỮÕ Nghệ thuật đặc sắc của miêu tả gì? T ÔÁ H ƯÕ U bài thơ? D AÙ N G Đ I ÊÄ U T ƯØ L AÙ Y D UÕ N G C AÛ M