Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 28: Ca Huế trên sông Hương - Hoàng Thị Kim Nhung

pptx 51 trang Hải Phong 19/07/2023 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 28: Ca Huế trên sông Hương - Hoàng Thị Kim Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_28_ca_hue_tren_song_huong_hoang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 28: Ca Huế trên sông Hương - Hoàng Thị Kim Nhung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi thiết kế bài giảng e- Learning lần thứ 4 CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Môn: Ngữ văn Lớp: 7 Giáo viên: Hoàng Thị Kim Nhung Email: htknhung.c2ndhue@hue.edu.vn, Điện thoại di động: 0943105211 Trường THCS Nguyễn Du 71 Nguyễn Du- P. Phú Cát- TP. Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế CC-BY-SA Tháng 11/ 2016
  2. HUẾ- TỪ TRÊN CAO
  3. CẦU TRƯỜNG TIỀN
  4. ĐẠI NỘI
  5. CHÙA THIÊN MỤ
  6. NÓN BÀI THƠ
  7. ẨM THỰC HUẾ
  8. CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG - HÀ ÁNH MINH-
  9. MỤC TIÊU BÀI HỌC ▪ Về kiến thức: - Khái niệm thể loại bút kí. - Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. - Vẻ đẹp của con người xứ Huế. ▪ Về kỹ năng: - Đọc hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. - Phân tích văn bản nhật dụng. - Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
  10. MỤC TIÊU BÀI HỌC ▪ Về thái độ: - Trân trọng, giữ gìn, góp phần bảo tồn, phát triển ca Huế. ▪ Năng lực cần đạt: - Năng lực đọc hiểu văn bản. - Năng lực cảm thụ văn bản. - Năng lực hợp tác. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tự học.
  11. ĐỀ MỤC BÀI GIẢNG I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. Đọc hiểu văn bản 1. Huế- cái nôi của dân ca 2. Những đặc sắc của ca Huế III. Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung
  12. I. Tìm hiểu chung
  13. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hà Ánh Minh. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: bài viết in trên báo Người Hà Nội. - Thể loại: bút ký. - Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh. - Kiểu văn bản: nhật dụng.
  14. II. Đọc hiểu văn bản
  15. II. Đọc hiểu văn bản 1. Huế - cái nôi của dân ca
  16. “ Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong những câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú ”
  17. II. Đọc hiểu văn bản 1. Huế - cái nôi của dân ca * Nhận định: Huế nổi tiếng với các điệu hò. * Nguồn gốc : Kết hợp nhã nhạc cung đình và ca nhạc dân gian. * Các làn điệu và đặc điểm ca Huế: - Hò - Lý - Các khúc điệu: + Ðiệu Nam + Ðiệu Bắc
  18. - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã. - Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung: náo nức, nồng hậu tình nguời. - Hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hò nện: gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh. - Các điệu lý ( lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam ): ngọt ngào, tình tứ, da diết, khắc khoải. - Các khúc điệu: + Ðiệu Nam (nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc): buồn man mác, thương cảm, bi ai, vấn vương. + Điệu Bắc (tứ đại cảnh): không vui không buồn.
  19. 1. Huế - cái nôi của dân ca ▪ Nghệ thuật: liệt kê kết hợp giải thích, bình luận. ▪ Nội dung: Dân ca Huế đa dạng, phong phú, tinh tế, gắn với cuộc sống lao động của nguời dân. Nó thể hiện ý tình trọn vẹn: khát khao, mong chờ, hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
  20. “ Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá, Đò từ Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình, Lờ đờ bóng ngả trăng chênh, Giọng hò vang vọng, thắm tình nước non ”
  21. “ Trước bến Văn Lâu Ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm Ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông, Thuyền ai thấp thoáng bên sông, Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non”
  22. II. Đọc hiểu văn bản 2. Những đặc sắc của ca Huế
  23. “ Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong màu trắng đục Bước xuống một con thuyền rồng. Có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng ”
  24. 2. Những đặc sắc của ca Huế - Thời gian: đêm, về khuya. - Không gian: + Thành phố lên đèn như sao sa. - Cảnh sắc: + Sương dày, cảnh mờ ảo. + Thuyền rồng trang trí lộng lẫy. + Trăng lên, gió mơn man, dìu dịu. + Dòng sông trăng gợn sóng. + Con thuyền bồng bềnh. + Xa xa Thiên Mụ mờ ảo, tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. + Sóng vỗ mạn thuyền, tiếng đàn réo rắt du dương
  25. “ Tôi bước xuống thuyền với hồn thơ lai láng, tình nguời nồng hậu, và với tâm trạng chờ đợi rộn ràng”.
  26. * Các loại nhạc cụ - Đàn tranh - Sáo - Đàn nguyệt - Cặp sanh - Đàn tì bà - - Đàn nhị - Đàn tam - Đàn bầu
  27. ĐÀN NHỊ
  28. ĐÀN BẦU
  29. ĐÀN TRANH.
  30. ĐÀN NGUYỆT.
  31. ĐÀN TÌ BÀ.
  32. ĐÀN TAM.
  33. CẶP SANH
  34. - Ca công: + Rất trẻ. + Nam: áo dài the, quần thụng, khăn xếp. + Nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng. - Nhạc công: với các ngón đàn trau chuốt: ngón nhấn, ngón mổ, ngón vả, ngón bấm, day, chớp, ngón búng, ngón phi, ngón rãi
  35. CA CÔNG, NHẠC CÔNG
  36. * Cách thưởng thức ca Huế + Mở đầu (nhạc khúc: Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ ): du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt, tiết tấu xao động hồn người. + Ðêm khuya: khúc điệu Nam buồn man mác, thương cảm, bi ai, vấn vương + Cách trình bày: có điệu sôi nổi tươi vui, có điệu buồn. Lời ca trang trọng, trong sáng, gợi tình người tình đất nuớc
  37. “ Không gian như lắng lại. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.”
  38. “ Không gian như lắng lại. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.”
  39. 2. Những đặc sắc của ca Huế ▪ Nghệ thuật: dùng biện pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận. ▪ Nội dung: dân ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc về nội dung, tình cảm, tài hoa về nghệ thuật mang nét đặc trưng của một miền đất, tâm hồn con người xứ Huế.
  40. Vẻ đẹp của hồn Ca Huế chính là con nguời Huế, là những cô gái Huế đằm thắm, dịu dàng, sâu lắng mang vẻ thâm trầm của xứ sở cố Kinh. Bởi vậy, nghe ca Huế là nghe tình nguời, tìm đến với vẻ đẹp tâm hồn con nguời.
  41. III. Tổng kết
  42. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Kết hợp nhuần nhuyễn miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. - Lời bình luận sâu sắc. - Phép liệt kê, so sánh, từ ngữ hình ảnh gợi cảm. 2. Nội dung - Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. - Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
  43. Quiz Click the Quiz button to edit this object
  44. Nguồn tài liệu: ➢ Tranh ảnh về Ca Huế, cố đô Huế, con người Huế. ➢ Video: + Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ- Ban nhạc Trúc Xanh. + Ca Huế Lý mười thương- Thu Thủy. ➢ Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2. ➢ Các nguồn khác.