Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 108: Liệt kê

ppt 30 trang Hải Phong 19/07/2023 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 108: Liệt kê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_108_liet_ke.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 108: Liệt kê

  1. Chào mừng quý thầy cô đến với tiết học Ngữ văn Lớp 7a2
  2. Kiểm tra bài cũ Em hãy kể tên một số phép tu từ đã được học. Một số phép tu từ đã được học: - So sánh - Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ .
  3. Tiết 108 Phần Tiếng Việt LIỆT KÊ  : Ghi chép Hỏi và trả lời I. Thế nào là phép liệt kê? * Xét ví dụ: a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. (Thép Mới). b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng)
  4. Tiết 108 Phần Tiếng Việt LIỆT KÊ  : Ghi chép Hỏi và trả lời I. Thế nào là phép liệt kê? Cấu tạo và ý nghĩa của các từ in * Xét ví dụ: đậm dưới đây có gì giống nhau? a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng - Cấu tạo: đều là danh từ một mầm non măng mọc thẳng. riêng ( cùng từ loại) (Thép Mới). - Ý nghĩa: đều là tên họ tre b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng)
  5. b. Cấu tạo và ý nghĩa của các - hình thành và trưởng thành từ in đậm dưới đây có gì giống nhau? + Cấu tạo: đều là cụm động từ ( cùng từ loại) b. Tiếng Việt của chúng ta + Ý nghĩa: đều nói về quá trình phản ánh sự hình thành và sinh trưởng và phát triển. trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, - gia đình, họ hàng, làng xóm của tập thể nhỏ là gia đình, họ + Cấu tạo: đều là cụm danh từ ( hàng, làng xóm và của tập thể cùng từ loại) lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng) + Ý nghĩa: đều nói về những người có mối quan hệ ruột thịt, gần gũi nhau. các từ Liệt kê là cách sắp cùng loại xếp hàng loạt các cụm từ
  6. Nêu tác dụng của các từ in đậm trong 2 ví dụ a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. (Thép Mới). Tác dụng: làm nổi bật đặc điểm đáng quý của cây tre b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng) Tác dụng: nêu cụ thể vai, sâu sắc trò của tiếng Việt đối với sự phát triển dân tộc. Tác dụng: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
  7.  I. Thế nào là phép liệt kê? * Xét ví dụ:
  8. Tiết 108 Phần Tiếng Việt LIỆT KÊ  : Ghi chép Hỏi và trả lời I. Thế nào là phép liệt kê? * Xét ví dụ: * Ghi nhớ 1 (SGK, TR.105) Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
  9. * Lưu ý : - Trong phép liệt kê người ta thường dùng thêm một số trợ từ (nào, thì) để nhấn mạnh. - Giữa các bộ phận liệt kê thường dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy, cũng có khi là kết thúc bằng dấu chấm lửng ( ). Ví dụ: Mẹ tôi đi chợ mua nào rau, nào đậu, nào cá, nào thịt - Phép liệt kê có thể đứng sau từ “ như” và dấu hai chấm(:) Ví dụ: Ngoài ra còn có các điệu lí như : lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam
  10. Bài tập 3: Hoạt động nhóm: 2 phút 1.Kể các hoạt động trên sân trường 2.Kể tên các loại quả
  11. ĐÁP ÁN
  12. II. Các kiểu liệt kê Ví dụ 1: a) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. (Hồ Chí Minh) b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh)
  13. Ví dụ 2: a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. (Thép Mới). b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng)
  14. Ví dụ 2: Liệt kê không a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu tăng tiến mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. (Thép Mới) Có thể đảo được Mai, vầu, nứa, trúc, tre mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non - Ngang bằng măng mọc thẳng. nhau về ý nghĩa, đều chỉ các loại cây thuộc họ tre nứa.
  15. b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Liệt kê tăng Nam và của dân tộc Việt Nam, tiến của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng) Tiếng Việt của chúng ta phản Không thể ánh sự trưởng thành và hình đảo được thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là làng xóm, họ Vì các yếu tố liệt kê hàng, gia đình và của tập thể được sắp xếp theo mức lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng) độ tăng tiến về nghĩa
  16. CÁC KIỂU LIỆT KÊ Xét theo cấu tạo Xét theo ý nghĩa Kiểu liệt Kiểu liệt Kiểu liệt Kiểu liệt kê theo kê không kê tăng kê không theo từng từng cặp tiến tăng tiến cặp
  17. GHI NHỚ 2 (sgk. Tr/ 105) - Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. - Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
  18. Chỉ ra và gọi tên các kiểu liệt kê trong mỗi dòng dưới đây? 1. Nhân dân đã cho ta ý chí và nghị lực, niềm tin và sức mạnh, tình yêu và trí tuệ. LK Theo từng cặp 2. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. ( Nam Cao) LK Tăng tiến 3. . “ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ , vỗ , vả, ngón bấm, day, chớp , búng, ngón phi, ngón rãi.” LK không tăng tiến
  19. Chỉ ra phép liệt kê trong ví dụ sau: Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn Dẫn trâu sợ họ máu hàn Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo mời dân mời làng. => Phép liệt kê sắp xếp các thành tố theo trình tự giảm dần.
  20. III. Luyện tập Bài tập 1: Em hãy tìm phép liệt kê trong các đoạn văn 1, 2, 3 trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)
  21. Đáp án - Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. => Liệt kê tăng tiến khẳng định, đề cao sức mạnh của tinh thần yêu nước
  22. - “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ” => Kiểu liệt kê tăng tiến sắp xếp theo trình tự thời gian: Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương anh hùng dân tộc. - “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ yêu nước”. => Liệt kê theo cặp theo quan hệ bổ sung về nghĩa: Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp.
  23. Bài tập 2 Tìm phép liệt kê trong đoạn trích sau đây? a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo! ( Nguyễn Ái Quốc)
  24. “dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm” -> liệt kê tăng tiến theo hướng từ ngoài vào trong “Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập”. -> Liệt kê không theo cặp, không tăng tiến: diễn tả cảnh người và vật xen lẫn, lộn xộn, nhốn nháo của cái gọi là huyền diệu của một thành phố Đông dương.
  25. Bài tập 2 T×m phÐp liÖt kª trong ®o¹n th¬ sau: b) Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! (Tố Hữu) => Liệt kê tăng tiến: (nối tiếp hành động tra tấn của giặc thể hiện sự tàn bạo của quân thù, sự kiên cường của chị Lý)
  26. Bài tập3 : b.Trình bày nội dung truyện ngắn: c.Nêu cảm xúc của em về hình “Những trò lố hay là Va-ren và tượng nhà cách mạng Phan Bội Phan Bội Châu” Châu
  27. ĐÁP ÁN b. Truyện ngắn “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu đã nói lên bản chất giả dối, bịp bợm, hài hước, lố lăng, kệch cỡm của tên toàn quyền Đông Dương Va-ren. c. Phan Bội Châu là bậc trí sĩ yêu nước, kiên trung, bất khuất, sống có lí tưởng, hoài bão, cả cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
  28. Sơ đồ bài học
  29. Hướng dẫn tự học : 1/ Bài học : - Học bài và hoàn thành các bài tập. - Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn và một đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê và phân tích giá trị của phép tu từ trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật của đoạn văn, đoạn thơ. 2/ Bài mới : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính - Đọc kĩ 3 văn bản trang 107, 108 và 109. - Mỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì ? - Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau ?