Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

pptx 12 trang thanhhien97 5803
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_on_tap_van_ban_duc_tinh_gian_di_cua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1:Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? Câu 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt được tác giả chứng minh trên những phương diện nào?
  2. Ôn tập văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả : -Phạm Văn Đồng( 1906-2000), quê ở Quảng Ngãi. - Là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn. - Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tác phẩm của ông lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm trong sáng , lời văn hấp dẫn.
  3. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ( tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách dân tộc,lương tâm của thời đại- diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 1970). a. Bố cục: 2 phần - Phần 1: từ đầu thanh bạch tuyệt đẹp Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác. - Phần 2: còn lại => Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
  4. c. Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tình cảm phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. d.Giá trị nghệ thuật: - Luận điểm ngắn gọn , rõ ràng. - Hệ thống luận cứ đầy đủ chính xác, chặt chẽ. - Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục. - Bình luận sâu sắc, chứa đựng tình cảm của người viết.
  5. II. Luyện tập Bài 1: Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ sử dụng phương thức biểu đạt nào? Trả lời: -Phương thức biểu đạt nghị luận. - Phương pháp nghị luận chứng minh.
  6. Bài 2: Để có sức thuyết phục cao , văn bản đã sử dụng hệ thống dẫn chứng như thế nào? Trả lời: - Hệ thống dẫn chứng cụ thể, xác thực và toàn diện trong mọi mặt đời sống.
  7. Bài 3: Em hãy tìm hệ thống lí lẽ và dẫn chứng tác giả chứng minh cho luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Gợi ý trả lời: a. Giản dị trong đời sống. - Bữa ăn: . - Nơi ở: . - Sinh hoạt: b. Giản dị trong quan hệ với mọi người. - Viết thư cho các đồng chí. - Nói chuyện với các cháu miền Nam. - Đi thăm nhà tập thể của công nhân - Đặt tên cho người phục vụ: Trường , Kì, Kháng , Chiến .
  8. Bài 4: Qua bài văn này , em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Gợi ý: - Giản dị là gì? - Những biểu hiện của tính giản dị - Nêu ý nghĩa của giản dị trong cuộc sống
  9. Bài 5. Sau khi học xong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, em học tập được những gì? Hãy trình bày bằng một đoạn văn 8-10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ, gạch chân dưới câu có sử dụng trạng ngữ. Gợi ý: - Hình thức: đoạn văn 8-10 câu, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Nội dung:Học tập được lối sống của Bác. + Ăn uống không cầu kì, không đòi hỏi + Cách ăn uống phải sạch sẽ, biết tự dọn dẹp và rửa bát sau bữa ăn. +Biết gấp chăn màn sau khi thức dậy, biết quét dọn nhà cửa + Biết quan tâm đến mọi người nhiều hơn
  10. Bài 6: Em hãy sưu tầm những câu chuyện kể về đức tính giản dị của Bác Hồ. Gợi ý: -Câu chuyện bài học về sự tiết kiệm -Câu chuyện Bác Hồ ở Pác Bó.
  11. Hướng dẫn học bài -Nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản của bài -Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập ngữ văn. -Chuẩn bị : + Sáng thứ 7( 9h15 ) học trên truyền hình. + Chuẩn bị ôn tập bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.