Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay

ppt 19 trang Hải Phong 19/07/2023 2090
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_105_song_chet_mac_bay.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay

  1. PHẠM DUY TỐN
  2. 1/ Tác giả : a. Cuôc đời: - Phạm Duy Tốn (1883- 1924). -Nguyên quán : Làng Phượng Vũ, Thường Tín, Hà Tây (nay là Hà Nội). - Nơi sinh: Thôn Đông Thọ (Nay phố Hàng Dầu- Hà Nội) b.Sự nghiệp : -Là nhà văn nhà báo nổi tiếng đầu thế kỉ XX -Sự nghiệp chính là viết báo -Một trong số ít người có thành tựu nổi bật về thể loại truyện ngắn hiện đại.
  3. Một số tác phẩm tiêu biểu: + Bực mình hay câu chuyện thương tâm (1914) +Sống chết mặc bay(1918) +Con người sở khanh (1919) +Nước đời lắm nỗi(1919) +Tiếu lâm An Nam (1924)
  4. 2/ Tác phẩm : a.Xuất xứ: -Năm 1918 -Đăng trên tạp chí Nam Phong số 18- 1918 b. Thể loại: -Truyện ngắn hiện đại c. Ngôi kể: -Ngôi thứ 3 -Tác dụng: +Giúp lời kể linh hoạt +Thể hiện tính khách quan chân thực +Dễ đan xen các bình luận
  5. d.Đọc- giải thích từ khó, tóm tắt: • Hướng dẫn cách đọc: -Người dẫn chuyện: khi chậm rãi , lúc nhấn giọng ở cao trào, căng thẳng -Quan phụ mẫu:hách dịch -Thầy đề, người hầu: sợ sệt, khúm núm -Dân phu: lo sợ khẩn thiết • Giải thích từ khó: (SGK) (Núng thế, thẩm lậu,dân phu, quan phụ mẫu )
  6. Truyện xảy ra ở Bắc Bộ, gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên cao, khúc đê tại làng X, phủ X có nguy cơ bị vỡ. Dân phu hàng trăm nghìn người kéo đến hộ đê, ai nấy đều mệt lả. Nhưng trong đình cao : đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ rộn ràng phục vụ cho quan phụ mẫu đánh tổ tôm. Trước nguy cơ đê vỡ, quan vẫn thản nhiên đánh bài, thờ ơ trước cảnh tượng lo sợ của dân. Đúng lúc quan thắng ván bài to thì đê vỡ, dân lâm vào cảnh thảm sầu.
  7. e.Bố cục: 3 Đoạn Đ 1: Từ đầu Đ 2: Tiếp theo Đ3: Còn lại . hỏng mất. điếu mày. Nguy cơ vỡ đê Cảnh quan phủ và Cảnh vỡ đê nhân và sự chống đỡ nha lại đánh tổ dân lầm than, của người dân tôm trong khi nhân khốn khổ dân hộ đê.
  8. 1. Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân: a. Cảnh đê sắp vỡ:
  9. Hãy tìm các chi tiết : Thời gian, không gian , địa điểm , tình trạng của khúc đê trong đoạn 1, các chi tiết đó gợi cho em cảnh tượng như thế nào?
  10. Kết quả thảo luận -Thời gian: lúc một giờ đêm. - Không gian: trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to - Địa điểm: khúc đê làng X, thuộc phủ X - Tình trạng khúc đê: đã thẩm lậu, xem chừng núng thế lắm =>Tình thế nguy cấp, khẩn trương Chi tiết thắt nút tạo tình huống có vấn đề ( đê sắp vỡ) từ đó tạo ra các sự việc kế tiếp sảy ra
  11. b. Cảnh dân phu hộ đê - Hình ảnh người dân: đội mưa, ướt lướt thướt như chuột, đói rét kiệt sức. - Dụng cụ: thuổng, cuốc, vác tre, đội đất, - Âm thanh: trống đánh, ốc thổi, xao xác gọi nhau. - Giọng văn dồn dập ,kiểu câu ngắn, nhiều động từ, tính từ, từ láy dồn dập nối nhau. - Không khí: nhốn nháo, khẩn -Nghệ thuật so sánh, từ ngữ tả thực xen lẫn trương câu cảm thán. -Thể hiện sự bất lực giữa sức người với sức trời,sự yếu kém giữa thế đê với thế nước.Thiên tai đang đe doạ tính mạng của người dân. Cảnh thảm hại đáng thương.
  12. Tay trái Chân dựa vào phải duỗi gối xếp. thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Ngồi uy nghi chễm trệ.
  13. Củng cố dặn dò - Tóm tắt lại văn bản - Học thuộc lại nội dung bài học - Đọc soạn tiếp phần còn lại