Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 107+108: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích (Tiếp theo)

docx 7 trang Hải Phong 19/07/2023 610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 107+108: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_107108_tim_hieu_chung_ve_phep_lap.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 107+108: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích (Tiếp theo)

  1. [1] TIẾT 107+ 108 - TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH - CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất Có thái độ tích cực, hứng thú và ý thức tự giác trong học tập cũng như có mong muốn tìm hiểu về cuộc sống xung quanh để mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. - Xác định được ý thức trách nhiệm học tập, rèn luyện của bản thân với gia đình, cộng đồng, đất nước. 2. Năng lực: qua bài học, HS luyện tập để có các kiến thức và kĩ năng sau - Nắm được mục đích và các phương pháp giải thích trong bài văn lập luận giải thích; - Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. - Có khả năng nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích, biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh; - Có kĩ năng tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn ý; viết các phần, các đoạn trong bài văn giải thích. - Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn lập luận giải thích vào việc giải thích một vấn đề xã hội và văn học đơn giản, gần gũi. *) Nội dung tích hợp - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp (biết lắng nghe và phản hồi tích cực), kĩ năng hợp tác (làm việc nhóm 1 cách có hiệu quả), kĩ năng ra quyết định (lựa chọn phương pháp lập luận khi tạo lập đoạn văn/ bài văn), - Giáo dục đạo đức: Xác định được ý thức trách nhiệm học tập, rèn luyện của bản thân với gia đình, cộng đồng, đất nước. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Thời gian: 3 phút - Cách tiến hành: HS chơi trò chơi: Đuổi hình bắt chữ GV hướng dẫn: HS nhìn vào hình ảnh, liên tưởng đến một câu tục ngữ và đọc lên câu tục ngữ. HS trả lời đúng sẽ nhận được một phần thưởng.
  2. [2] GV tiến hành cho hs chơi trò chơi. HS nhắc lại đặc điểm bài văn giải thích. - GV dẫn dắt hs vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Tiết 108) - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Thời gian : 25 phút - Cách tiến hành: I. Mục đích và phương pháp giải thích II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích 1. Phân tích ngữ liệu - HS đọc đề bài/ sgk- T84 Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. - HS nêu quy trình tạo lập một văn bản nói chung. - GV nhấn mạnh (màn hình chiếu) Quy trình tạo lập văn bản nói chung Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Viết Đọc lại Tìm Lập dàn đoạn văn, và sửa hiểu đề bài và tìm ý bài văn chữa Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - GV giao nhiệm vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Thực hiện bước 1 cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề và xác định yêu cầu của đề bài, tìm những từ ngữ then chốt trong đề và chỉ ra các ý quan trọng cần được giải thích. - HS trả lời theo nội dung đã chuẩn bị. GV chụp ảnh phiếu học tập của HS, chiếu
  3. [3] lên màn hình. - HS khác nhận xét - GV định hướng (màn hình chiếu). HS ghi chép bổ sung vào phiếu học tập số 1. * Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận giải thích. - Vấn đề/ Nội dung/ Luận điểm chính cần giải thích: Tầm quan trọng của việc học tập, tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết. - Phạm vi giải thích: Trong thực tế cuộc sống và trong văn chương. * Tìm ý: - Ý 1: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa). - Ý 2 : Giải thích vì sao « Đi một ngày đàng, học một sàng khôn » ? - Ý 3 : « Đi một ngày đàng » như thế nào để « học một sàng khôn » ? Bước 2: Lập dàn bài - GVchia lớp làm 6 nhóm, giao nhiệm vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thực hiện bước lập dàn ý cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. - Thời gian hoạt động nhóm 2 phút - HS thực hiện nhiệm vụ (HS chỉ thảo luận, thống nhất, tổng hợp ý kiến ghi vào bảng nhóm. Vì nội dung phiếu học tập số 2 đã giao về nhà cho HS chuẩn bị). - Đại diện nhóm HS trình bày. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, định hướng kiến thức. HS ghi chép bổ sung vào phiếu học tập số 2.  a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề cần giải thích (Cần học hỏi tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết) - Trích dẫn câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ - Giải thích nghĩa đen: + Giải thích nghĩa của các từ: “đàng”-> đường đi; “ngày”-> lấy thời gian để đo độ dài con đường đã đi; “sàng”-> vật dụng đan bằng tre, có lỗ nhỏ, dùng để tách gạo với trấu, 1 công đoạn trong việc xay thóc giã gạo của người dân trước đây; “khôn”-> khả năng nhận thức tích cực, tránh được những hành động hay thái độ không nên có. + Giải thích nghĩa của cụm từ: “ Đi một ngày đàng”-> đi xa; “học một sàng khôn-> học được những điều mới lạ thú vị, tránh được những hành động hay
  4. [4] thái độ không nên có. - Giải thích nghĩa bóng: + Giải thích nghĩa của các từ: “Đi”-> tìm hiểu, khám phá; “đàng”-> cuộc sống bên ngoài; “sàng”->thu nhận được nhiều điều có giá trị; “khôn”-> hiểu biết, khôn ngoan. + Giải thích nghĩa của cụm từ: “ Đi một ngày đàng”-> đi xa để tìm hiểu cuộc sống bên ngoài; “học một sàng khôn-> thu nhận được nhiều hiểu biết, hữu ích. => Nghĩa cả câu: Tìm hiểu về cuộc sống bên ngoài nhiều sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, mở rộng tầm hiểu biết cho con người. - Giải thích nghĩa sâu xa: Câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm mà còn thể hiện khát vọng được khám phá thế giới xung quanh để mở rộng tầm hiểu biết, thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn. * Vì sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? - Lí lẽ 1 (nêu nguyên nhân): Vì hiểu biết của mỗi cá nhân có hạn, nhất là nếu ở trong hoàn cảnh hạn hẹp, trong khi cuộc sống bên ngoài luôn chứa đựng những điều mới mẻ. => Vì vậy, nếu không chịu học hỏi thêm từ cuộc sống xung quanh thì nhận thức của con người trở nên chủ quan, phiến diện. - Lí lẽ 2 (nêu lợi ích): Được tiếp xúc với thế giới bên ngoài (tự nhiên và xã hội), ta có thêm điều kiện để biết nhiều người, nhiều nơi, nhiều điều mới, thu nhận được thêm những kinh nghiệm sống, học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. => Từ đó, mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. * Giải thích “Đi một ngày đàng” như thế nào để “học được một sàng khôn”? (Nêu giải pháp) - Cách đi: tìm hiểu, khám phá cuộc sống bên ngoài bằng nhiều cách. Có thể tự trải nghiệm hoặc qua sách vở hoặc qua Internet, - Cách học: cần chọn lọc những điều hay lẽ phải, điều có ý nghĩa trong cuộc sống để học hỏi, mở mang tầm hiểu biết, nhất là trong thời kì đất nước đang hội nhập hiện nay. => Đó là sự sàng lọc, lựa chọn một cách chủ động, khôn ngoan cũng như thể hiện khát vọng hoàn thiện bản thân của mỗi người. c. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của việc học hỏi trong cuộc sống để mở rộng tầm hiểu biết. - Liên hệ bản thân. Bước 3: Viết bài a. Mở bài
  5. [5] - HS đọc 3 cách mở bài sgk/ T85. - HS nhận xét 3 cách viết phần mở bài trong sgk. - GV nhận xét câu trả lời của học sinh, nhấn mạnh nhiệm vụ của phần mở bài, chốt kiến thức.  Có 2 cách mở bài: * Cách 1/ Mở bài trực tiếp: - Trích dẫn câu tục ngữ - Giới thiệu vấn đề cần giải thích * Cách 2/ Mở bài gián tiếp: - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần giải thích; - Trích dẫn câu tục ngữ. b. Thân bài: - HS đọc 3 đọan văn phần thân bài SGK/ T 85, 86 - GV giao nhiệm vụ: Hoàn thành bảng phiếu học tập (đã giao về nhà) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Nội dung khái quát (luận điểm phụ) Cách viết đoạn văn Phương pháp lập luận Tính liên kết - HS xung phong trình bày. - HS khác, GV nhận xét bổ sung. ? Vậy, khi viết các đoạn văn phần thân bài các em cần chú ý điều gì? - HS trả lời. GVđịnh hướng (màn hình chiếu)  Lưu ý: - Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích bằng các đoạn văn. - Đoạn văn cần có câu chủ đề nêu ý chính của cả đoạn (luận điểm phụ). - Lí lẽ sắc bén, lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Sử dụng các phương pháp giải thích phù hợp. - Giữa các câu văn cần có liên kết về nội dung và hình thức. - Lời văn trong sáng, dễ hiểu. - GV chiếu lại phần dàn bài. Ở phần thân bài còn 2 ý cần triển khai: Vì sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? Và giải thích “Đi một ngày đàng” như thế nào để “học được một sàng khôn”? Yêu cầu các em về nhà luyện viết 2
  6. [6] đoạn văn này, nộp lại cho GV vào đầu tiết học tiếp theo. c. Kết bài: - HS đọc đoạn văn kết bài/ sgk- T86 ? Nhận xét về cách viết đoạn văn phần kết bài trong sgk? - HS nhận xét. - GV chuẩn xác kiến thức.  Khẳng định ý nghĩa của vấn đề được giải thích với mọi người. - HS nhận xét về mối quan hệ giữa các phần MB- TB- KB? (MQH: tổng- phân- hợp) Bước 4: Đọc lại và sửa chữa ? Thực hiện bước 4 có cần thiết không? Vì sao? - HS phát biểu - GV định hướng: Cần thiết phải đọc lại bài viết để kiểm tra lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt, dấu câu, và sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh. => Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết: 1. Bài văn lập luận giải thích cần được thực hiện theo những bước nào? 2. Dàn ý của bài văn lập luận giải thích gồm những phần nào? Mỗi phần có nội dung và yêu cầu cụ thể gì? 3. Lời văn giải thích cần đảm bảo yêu cầu gì? - HS trả lời. - GV chốt kiến thức phần ghi nhớ/ sgk- T86 2. Ghi nhớ/ sgk- T86 - HS đọc ghi nhớ/ sgk HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Thời gian: 10 phút - Cách tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ: Em hãy tự viết thêm một cách kết bài khác cho đề bài trên. - HS chuẩn bị 1 phút, trình bày - GV chụp, chiếu lên màn hình bài viết của học sinh. Yêu cầu học sinh đánh giá nhận xét theo hướng dẫn:
  7. [7] Quan sát đoạn văn và đánh dấu X vào ô đạt hoặc không đạt cho từng tiêu chí. STT Nội dung/ tiêu chí Đạt Không đạt 1 Đoạn văn đảm bảo đúng nhiệm vụ phần kết bài 2 Đoạn văn viết đúng chính tả 3 Các từ trong đoạn văn được dùng chính xác 4 Các câu trong đoạn văn đúng ngữ pháp 5 Đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức 6 Đoạn văn đã đảm bảo hình thức trình bày - GV nhấn mạnh, yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh HOẠT ĐỘNG: CỦNG CỐ, TÌM TÒI MỞ RỘNG - Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/vấn đề trong học tập, cuộc sống. - Thời gian : 5 phút - Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS tổng kết, củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy - Giáo viên giao nhiệm vụ: Giải thích cho người thân hoặc bạn bè về ý nghĩa của một câu tục ngữ mà em yêu thích. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI ( Thời gian: 2 phút) * Hướng dẫn học bài cũ: - Ôn lại, nắm chắc những kiến thức, kĩ năng làm bài văn giải thích; - Hoàn chỉnh các phiếu học tập, ghim vào bài học; - Viết hoàn chỉnh các đoạn văn GV đã giao trong bài học. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập lập luận giải thích - Đọc kĩ yêu cầu của bài - Chuẩn bị bài theo nội dung hướng dẫn trong SGK- T 87. - HS thực hiện nhiệm vụ như sau: + Cả lớp thực hiện bước 1, bước 2 cho đề bài + Nhóm 1: Viết đoạn văn phần mở bài theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp + Nhóm 2: Viết đoạn văn giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu danh ngôn. Và cho biết vì sao sách lại là ngọn đèn sáng bất diệt. + Nhóm 3: Viết đoạn văn giải thích vì sao nói đến sách người ta liền nghĩ đến trí tuệ con người. Lấy ví dụ cho thấy sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ. + Nhóm 4: Viết đoạn văn khẳng định giá trị của sách trong đời sống + Nhóm 5: Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, thái độ của em đối với sách. (GV chia nhóm nhưng học sinh làm bài theo cá nhân).