Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 124+125: Ôn tập văn học
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 124+125: Ôn tập văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_124125_on_tap_van_hoc.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 124+125: Ôn tập văn học
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC A. Kiến thức cơ bản 1. Hệ thống các VB trong chương trình
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC 2. Khái niệm các thể loại đã học Thể loại Định nghĩa - Bản chất Ca dao, - Thơ ca dân gian: những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian do quần dân ca chúng nhân dân sáng tác - biểu diễn ; lưu truyền miệng. - Ca dao: lời thơ của dân ca. Tục ngữ - Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Thơ trữ - Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của tình người sáng tác.Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao. Thơ trữ - Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt, , lục bát, song thất tình trung lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng, Đại VN - Những thể thơ thuần tuý Việt Nam: lục bát, 4 tiếng (học tập từ ca dao, dân ca). - Những thể thơ học tập của Trung Quốc: Đường luật, hành,
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC 2. Khái niệm các thể loại đã học Thể loại Định nghĩa - Bản chất Thơ lục bát - Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca; - Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát); - Vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền; - Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4; - Luật bằng trắc: 2B - 4T - 6B - 8B. Truyện ngắn - Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài; hiện đại. - Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột. Phép tương - Phép tương phản: là việc tạo ra các hành động, cảnh tượng, tính cách trái phản – tang ngược nhau để qua đó làm nổi bật ý tưởng, bộ phận trong tác phẩm hoặc tư cấp tưởng chính của tác phẩm. (Nghệ thuật) - Phép tăng cấp: là lần lượt đưa thêm các chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước về mức độ, tính chất.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC 3. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong bài ca dao - dân ca đã học. - Tình yêu: + Tình yêu quê hương, đất nước (biết ơn, tự hào ) + Tình cảm cảm gia đình: nhớ thương, kính trọng, - Than thân - Châm biếm. 4. Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ. - Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết. - Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp. - Kinh nghiệm về con người xã hội.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC 5. Những giá trị tư tưởng, tình cảm trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học. - Lòng yêu nước: + Lòng yêu nước và tự hào dân tộc. + Ý chí bất khuất, quyết tâm đánh bại quân xâm lược. + Khát vọng xây dựng đất nước hòa bình bền vững. + Yêu thiện nhiên, đất nước. - Tính nhân đạo: + Thương dân, mong muốn dân được sống ấm no, hạnh phúc. + Yêu quê hương, yêu người thân. + Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương,
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC 6. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật của TP văn xuôi đã học. (trừ phần văn nghị luận) TT Tên VB - TG Giá trị tư tưởng Giá trị nghệ thuật 1 Cổng trường mở - Lòng mẹ thương con vô bờ, ước - Tâm trạng người mẹ được thể hiện ra (Lí lan) mong con học giỏi nên người chân thực nhẹ nhàng mà cảm động trong đêm trước ngày khai giảng chân thành, lắng sâu. lần đầu tiên của đời con. 2 Mẹ tôi - Tình yêu thương, kính trọng cha - Thư của bố gửi cho con; những lời (Ét-môn-đô đơ A- mẹ là tình cảm thật là thiêng phê bình nghiêm khắc nhưng thấm mi-xi) liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục thía và đích đáng đã khiến cho con nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình hoàn toàn tâm phục khẩu phục, ăn thương yêu đó. năn hối hận vì lầm lỗi của mình với mẹ. 3 Cuộc chia tay của - Tình cảm gia đình là vô cùng - Qua cuộc chia tay của những con những con búp bê quý giá và quan trọng; búp bê - cuộc chia tay của những đứa (Khánh Hoài) - Người lớn, các bậc cha mẹ hãy trẻ ngây thơ tội nghiệp mà đặt vấn đề vì con cái mà cố gắng có thể tránh gìn giữ gia đình một cách nghiêm túc những cuộc chia li. và sâu sắc.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC 4 Sống chết mặc - Lên án tên quan phủ vô trách - Nghệ thuật tương phản và tăng bay nhiệm gây ra tội ác khi làm cấp; (Phạm Duy Tốn) nhiệm vụ hộ đê; cảm thông - Bước khởi đầu cho thể loại với những thống khổ của nhân truyện ngắn hiện đại. dân. 5 Một thứ quà của - Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp và - Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm lúa non: Cốm giá trị của một thứ quà quê đà, trân trọng nâng niu, (Thạch Lam) đặc sản mà quen thuộc Việt - Bút kí - tuỳ bút hay về văn hoá Nam. ẩm thực. 6 Mùa xuân của - Vẻ đẹp độc đáo của mùa - Hồi ức trữ tình, lời văn giàu tôi xuân miền Bắc và Hà Nội qua hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất (Vũ Bằng) nỗi sầu xa xứ của một người thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt Hà Nội ngào. 7 Ca Huế trên Giới thiệu ca Huế - một sinh - Văn bản giới thiệu - thuyết sông Hương hoạt và thú vui văn hoá rất tao minh: mạch lạc giản dị mà nêu rõ (Hà Ánh Minh) nhã ở đất cố đô. những đặc điểm chủ yếu của vấn đề.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC 7*. Những điểm chính về ý nghĩa văn chương. - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài (VD: ca dao, tục ngữ, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang ) - Nhiệm vụ của văn chương: hình dung ra sự sống và sáng tạo ra sự sống; VD: văn chương sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác: + thế giới làng quê trong ca dao. + thế giới loài vật trong “Dế mèn phiêu lưu kí” , “Lao xao” vừa quen, vừa lạ thật hấp dẫn - Công dụng của văn chương: + gợi tình cảm và lòng vị tha (Bạn đến chơi nhà, Tiếng gà trưa ) + gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (VD: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê; Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, ) + văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC B. Luyện tập Bài 1. Kể tên các văn bản nghị luận đã học?
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le pchực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to. Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: - Mặc kệ! Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại: - Có ăn không thì bốc chứ! Thầy đề vội vàng: - Dạ, bẩm, bốc.” a. Nội dung của đoạn văn trên? - Sự tương phản, đối lập giữa hành động, thái độ của quan phụ mẫu với hành động, thái độ của mọi người khi nghe tin đê sắp vỡ. b. Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn. - Mặc kệ! - Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại. - Có ăn không thì bốc chứ! - Dạ, bẩm, bốc.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC B. Luyện tập Bài 3. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? b. Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì? c. Qua lời căn dặn của Bác Hồ đối với mọi người trong đoạn văn trên, em thấy mình cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC B. Luyện tập Bài 3. a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: - Nghị luận b. - Các câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Tác dụng: làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh và tránh lặp lại chủ ngữ đã có ở câu trước . c. Những việc làm để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta: + Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. + Giới thiệu, quảng bá những bản sắc của quê hương, đất nước. + Yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, thân thuộc nhất như: ngôi nhà, mái trường
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC B. Luyện tập Bài 4. Giải thích nhan đề truyến ngắn Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) - Là một vế của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi“. -> phê phán những người (thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ) vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, tính mạng của những người khác. - Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể, nhà văn đã: + phê phán, tố cáo những kẻ mang danh “quan phụ mẫu”, “cha mẹ” của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân; + phê phán thói vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ; + bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC B. Luyện tập Bài 5. Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt [ ] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm [ ]. a. Phần trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả ? - Phần trích thuộc văn bản: Sống chết mặc bay. - Tác giả: Phạm Duy Tốn b. Phương thức biểu đạt chủ yếu của phần trích trên là gì ? - Phương thức biểu đạt chủ yếu của phần trích: Miêu tả. c. Hãy nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong phần trích đó? - Tác dụng phép liên kết: Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC Bài 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Trích Ngữ văn 7, tập hai, tr74, NXB GDVN) a. Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? - Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên: Truyện ngắn hiện đại. b. Nội dung của đoạn trích trên là gì ? - Cảnh khúc đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. c. Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì? - Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm. - Tác dụng: Xác định thời gian. d. Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên? - Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm - Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình ảnh đó.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC Bài 7. Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. (Ngữ văn 7, tập 2, tr101, 102) a. Phần ngữ liệu trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? - Trích trong văn bản: Ca Huế trên sông Hương. - Tác giả: Hà Ánh Minh, b. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu? * Các phép liệt kê: - buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn, - nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. - không vui, không buồn - có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán, - thong thả, trang trọng, trong sáng - tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
- * Tác dụng: - Gợi lên sự phong phú, đa dạng của những làn điệu ca Huế với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ đó mở ra một nội tâm phong phú, âm thầm, kín đáo của con người xứ Huế. c. Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương (khoảng 6 đến 8 dòng). Một số gợi ý: - Ca Huế là một nét văn hóa độc đáo của vùng đất cố đô. - Ca Huế là sự kết hợp của nhã nhạc cung đình trang trọng với âm nhạc dân gian bình dị. - Ca Huế độc đáo từ nhạc cụ, trang phục đến không gian, thời gian biểu diễn. - Những làn điệu ca Huế mang nhiều cung bậc khác nhau thể hiện được nội tâm phong phú của con người nơi đây.
- Tiết 124,125: ÔN TẬP VĂN HỌC Bài 8. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu, mà người ta gọi là loài chim giang hồ". (Nguyễn Quỳnh) a. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. - Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn: Miêu tả kết hợp tự sự. b. Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu, mà người ta gọi là loài chim giang hồ". - Tác dụng của dấu ba chấm: đánh dấu phần chưa liệt kê hết. c. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? - Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên.
- 1 2 3 4 5 6