Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 84: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Lương Thị Thúy Vân

ppt 46 trang Hải Phong 19/07/2023 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 84: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Lương Thị Thúy Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_84_tinh_than_yeu_nuoc_cua_nhan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 84: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Lương Thị Thúy Vân

  1. TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN NGỮ VĂN 7 GIÁO VIÊN : Lương Thị Thúy Vân
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ - Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về con người và xã hội đã học, nêu ý nghĩa của một trong các câu tục ngữ đó.
  3. Tiết 84: Đọc – hiểu văn bản TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
  4. I. Đọc – chú thích 1/ Tác giả : Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước, một chiến sĩ cộng sản quốc tế, một Danh nhân văn hóa thế giới.
  5. 2/ Tác phẩm : Bài này trích trong Báo cáo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, họp tại Việt Bắc vào tháng 2 năm 1951. 3/ Thể loại : Văn nghị luận chứng minh.
  6. / Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Tìm bố cục của bài văn và nêu rõ nội dung trình tự lập luận trong bài.
  7. 2/ Bố cục bài văn : - Đoạn 1 : Dân ta lũ cướp nước Nhận định chung về tinh thần yêu nước: là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược. - Đoạn 2 : Lịch sử ta lòng nồng nàn yêu nước Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. - Đoạn 3 : Phần còn lại Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước ngày càng phát huy mạnh mẽ.
  8. II/ Đọc - hiểu văn bản : Bài văn nghị luận về vấn đề gì ? Hãy tìm ở phần mở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề trong bài.
  9. Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu thâu tóm nội dung vấn đề trong bài là : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. → Luận điểm chính
  10. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nhận định chung về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ? Đọc thầm lại đoạn văn 1 và cho biết, mở đầu văn bản tác giả đã nhận định như thế nào về tinh thần yêu nước của dân tộc ta? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả? Cách nêu ấy có tác dụng gì?
  11. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nhận định chung về tinh thần yêu nước của nhân dân ta Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta Dùng câu khẳng định để nêu luận điểm Tác dụng: Khẳng định tình yêu nước đã đạt đến độ sâu sắc, mãnh liệt trở thành một giá trị bền vững, nhất là trong đấu tranh chống ngoại xâm.
  12. ? Theo em, hình ảnh nổi bật được nói đến trong đoạn 1 là gì? Tìm và phân tích nét độc đáo về ngôn từ, nghệ thuật trong hình ảnh đó? Hình ảnh nổi bật: nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, - Điệp từ “nó” - Các động từ mạnh dùng liên tiếp: kết thành, lướt qua, nhấn chìm - Giọng văn dồn dập → Tạo khí thế mạnh mẽ, nêu bật sức mạnh to lớn của lòng yêu nước
  13. ? Đặt trong bố cục bài văn nghị luận, đoạn mở đầu có vai trò, ý nghĩa như thế nào? Đoạn mở đầu vừa giới thiệu luận điểm chính cho bài văn, vừa giớí hạn phạm vi nghị luận, khẳng định tầm quan trọng của vấn đề. Qua phân tích, em có nhận xét gì về cách giới thiệu vấn đề của tác giả? → Cách nghị luận trực tiếp, nêu vấn đề rõ ràng, rành mạch
  14. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nhận định chung về tinh thần yêu nước của nhân dân ta Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta → Cách nghị luận trực tiếp, nêu vấn đề rõ ràng, rành mạch
  15. Để chứng minh cho nhận định : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào ?
  16. 2, Biểu hiện của tinh thần yêu nước : a/ Trong lịch sử :
  17. Bà Trưng
  18. Bà Triệu
  19. Trần Hưng Đạo
  20. Lê Lợi
  21. Quang Trung
  22. a/ Trong lịch sử : Tác giả nêu ra một loạt các anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung → Dẫn chứng tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian.
  23. / Trong cuộc kháng chiến hiện tại, tác giả đưa ra những dẫn chứng nào ?
  24. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng
  25. Từ kiều bào ở nước ngoài đến đồng bào ở vùng bị tạm chiếm
  26. Từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi
  27. Từ chiến sĩ ngoài mặt trận đến công chức ở hậu phương
  28. Từ những phụ nữ đến bà mẹ
  29. Từ nam nữ thi đua sản xuất đến đồng bào điền chủ quyên đất
  30. b/ Trong cuộc kháng chiến hiện tại : - Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng. - Từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm. - Từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi. - Từ chiến sĩ ngoài mặt trận đến công chức ở hậu phương - Từ những phụ nữ đến bà mẹ - Từ nam nữ đến đồng bào điền chủ
  31. → Dẫn chứng toàn diện, thủ pháp liệt kê, mô hình liên kết câu từ đến có tác dụng làm nổi rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi đối tượng.
  32. 3. Nhiệm vụ của chúng ta Đọc đoạn văn kết thúc, trước khi đề ra nhiệm vụ, Bác đã phân tích sâu những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước, đó là những biểu hiện nào?
  33. 3. Nhiệm vụ của chúng ta Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. trong rương, trong hòm. Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
  34. Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? - Bố cục đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối. - Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, sinh động, cụ thể. - Trình tự đưa dẫn chứng rất tự nhiên, có lang lớp, thứ tự hợp lý, chặt chẽ. - Lời văn giàu hình ảnh, có tính biểu cảm cao → Đây là một bài văn nghị luận mẫu mực
  35. III. Tổng kết: GHI NHỚ: SGK
  36. IV/ Luyện tập : Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 – 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ đến ”
  37. CỦNG CỐ Bài văn nghị luận về vấn đề gì ? Để chứng minh cho nhận định : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào ? Trình bày những đặc sắc nghệ thuật của bài.
  38. Hướng dẫn về nhà - Kể tên một số văn bản nghị luận của Bác. - Phân tích tác dụng của từ ngữ, câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản. - Soạn bài : Câu đặc biệt Xem và trả lời các câu hỏi SGK/27→29
  39. - Hình ảnh so sánh trong đoạn cuối rất đặc sắc làm người đọc hình dung rõ hai trạng thái của lòng yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và rõ ràng, dễ thấy.
  40. - Phép liệt kê sử dụng thích hợp có tác dụng thể hiện sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của lòng yêu nước trong nhân dân như lứa tuổi, tầng lớp, nơi cư trú, giai cấp , mô hình liên kết câu từ đến có mối quan hệ hợp lí.
  41. 4/ Đặc sắc về nghệ thuật : - Các động từ được nhân hóa, chọn lọc, thể hiện sức mạnh với những sắc thái khác nhau : kết thành, lướt qua, nhấn chìm.
  42. 5/ Ý nghĩa văn bản : Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. III/ Tổng kết : Ghi nhớ SGK/27