Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 86: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, Các bước làm bài lập luận chứng minh - Trần Thanh Tâm

ppt 15 trang thanhhien97 7790
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 86: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, Các bước làm bài lập luận chứng minh - Trần Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_86_tim_hieu_chung_ve_phep_lap_l.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 86: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, Các bước làm bài lập luận chứng minh - Trần Thanh Tâm

  1. MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7B Cô giáo: Trần Thanh Tâm Trường THCS Bắc Lệnh- TP Lào Cai Năm học:2019-2020
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Một số tình huống trong đời sống hàng ngày: 1. Chẳng hạn, em sơ ý đánh rơi một chiếc bút máy rất quý, em biết có một bạn ở lớp khác (không quen em) nhặt được, em gặp để xin lại. Bạn đó muốn em chứng tỏ được rằng chiếc bút máy đó là của em.Trong tình huống này, em phải làm thế nào để bạn tin rằng chiếc bút máy đó là của em ? 2.Em khoe với các bạn là mình mới học được cách gấp một chiếc hộp giấy rất đẹp. Các bạn không tin. Em phải làm gì để các bạn tin lời mình ?
  3. BÀI 21 – TIẾT 86 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH. CÁC BƯỚC LÀM BÀI LẬP LUẬN CHỨNG MINH
  4. I. Tìm hiểu chung về lập luận chứng minh. 1. Bài tập: sgk (tr. 32, 33 ) Bài văn: «Đừng sợ vấp ngã » HĐ cá nhân (3’) thực hiện nội dung mục 1 câu hỏi a,b sgk (tr.33).
  5. CÂU HỎI 1.Luận điểm chính của bài là gì ?Hãy tìm những câu mang luận điểm đó ? 2.Để khuyên người ta “ Đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào ? (Lí lẽ, Dẫn chứng). 3. Theo em, các dẫn chững đưa ra có dáng tin cậy không ? Vì sao ? Qua đó em hiểu như thế nào là chứng minh trong văn nghị luận ?
  6. Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã Luận cứ 1 Luận cứ 2 Vấp ngã là sự thường. Ai Những người nổi tiếng cũng cũng đã từng vấp ngã. vấp ngã, nhưng vấp ngã không gây cản trở họ trở thành nổi tiếng. Dẫn chứng Dẫn chứng - Lần đầu tiên chập chững biết đi - Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải bạn đã bị ngã. - Lúc còn học phổ thông, Lu- i Pa-xtơ chỉ - Lần đầu tiên tập bơi bạn uống là một học sinh trung bình nước và suýt chết đuối. - Lép Tôn- xtôi bị đình chỉ học đại học - Lần đầu tiên chơi bóng bàn bạn - Hen- ri Pho thất bại và cháy túi tới năm có đánh trúng bóng không? lần - Ca sĩ ô- pê- ra En- ri- cô Ca- ru- xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng
  7. 2. Kết luận: Học sgk (tr.33) - Mục đích của chứng minh: chứng tỏ những điều đáng tin cậy. - Các phương pháp sử dụng để chứng minh là: dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận. II. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh 1. Bài tập Đề bài: Nhân dân ta thường nói : « Có chí thì nên ». Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
  8. a) Tìm hiểu đề và tìm ý * Xác định yêu cầu của đề - Đề nêu lên một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ. -Đề yêu cầu: chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn. *Tìm ý: xác định luận điểm, luận cứ, và cách lập luận *Luận điểm: Có ý chí, quyết tâm, có hoài bão, lí tưởng tốt đẹp thì sẽ thành công trong sự nghiệp. * Luận cứ: - Lí lẽ: - Dẫn chứng: *Cách lập luận: b. Lập dàn bài
  9. a. Mở bài: Nêu vài trò quan trọng của lí tưởng, ý chí, và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc Nêu luận điểm kết. Đó là một chân lí. cần chứng minh. b. Thân bài: - Xét về lí: + Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. Nêu lí lẽ và dẫn chứng + Không có chí thì không làm được gì. chúng tỏ luận điểm là - Xét về thực tế: đúng đắn. + Những người có chí đều thàng công ( nêu dẫn chứng). + Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được ( nêu dẫn chứng). c. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
  10. * Kết bài phải hô ứng với Mở bài: Mở bài Kết bài Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, Đi thẳng vào vấn đề hoài bão, nghị lực để làm được những gì ta mong muốn. Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, Suy từ cái chung ra nghị lực để làm một công việc xứng đáng, cái riêng chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?. Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và Suy từ tâm lí con người niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.
  11. c) Viết bài Dựa vào dàn ý đã xây dựng, viết từ Mở bài, từng đoạn của Thân bài và Kết bài. - Cách viết Mở bài: Có các cách sau: +Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh. +Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh +Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề cần chứng minh - Cách viết Thân bài: +Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Nên sử dụng những từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy, ; Quả đúng như vậy, ; Có thể thấy rõ ; Điều đó được chứng tỏ ; + Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính lôgic, chặt chẽ; + Khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận điểm, lí lẽ của mình, không nên kể lể dài dòng. - Kết bài: + Thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết bài như: Tóm lại, ; Như vậy, ; Đến đây, có thể khẳng định + Chú ý sự hô ứng giữa Mở bài và Kết bài d) Đọc lại và sửa chữa - Kiểm tra lại cách diễn đạt, cách dùng các từ ngữ lập luận, các từ ngữ chuyển tiếp, - Soát các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu,
  12. 2. Kết luận: Học sgk (tr.35) *Muốn làm bài văn lập luận chứng minh cần thực hiện 4 bước B1: Tìm hiểu đề, tìm ý B2: Lập dàn bài B3: Viết bài B4: Đọc lại và sửa chữa * Dàn bài: Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh. Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài. * Giữa các phần và đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
  13. III. Luyện tập Bài tập1: (tr.35) Bài văn: KHÔNG SỢ SAI LẦM. Luận điểm: Khuyên con người không sợ sai lầm. (1) Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại [ ] suốt đời không bao giờ tự lập được. (2) Thất bại là mẹ thành công. (3) Chẳng ai thích sai lầm cả. b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu những luận cứ: (1) -Sợ sặc nước thì không biết bơi. - Sợ nói sai không học được ngoại ngữ. - Không chịu mất gì thì sẽ không được gì. (2)- khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh sai. - Sợ sai thì bạn chẳng dám làm - Tiêu chuẩn đúng sai. - Chớ sợ trắc trở mà ngừng tay. (3) - Không cố ý phạm sai lầm. - Có người phạm sai lầm thì chán nản. - Có kẻ sai lại tiếp tục sai lầm thêm. - Có người rút kinh nghiệm để tiến lên. =>Tất cả những luận cứ trên cả lí lẽ và dẫn chứng đều rất hiển nhiên và đầy sức thuyết phục. =>Cách lập luận ở bài này khi đưa luận cứ không nêu dẫn chứng cụ thể. Vì thế dễ cho người đọc tự thấy mình trong những dẫn chứng đó.
  14. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI * Bài cũ: - Học bài theo vở ghi nhớ được kiến thức về Lập luận chứng minh. * Bài mới: -Soạn bài: Bài 22. Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ. HĐ A, B. - Đọc, nghiên cứu và trả lời các câu hỏi ở mỗi mục 2 ( tr.33,34)
  15. CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT