Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 90: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

ppt 34 trang Hải Phong 19/07/2023 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 90: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_90_tim_hieu_chung_ve_phep_lap_l.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 90: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

  1. GV GIẢNG DẠY: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG HOA CHÀO CÁC EM HỌC SINH KHỐI 7 TRƯỜNG THCS AN HỒNG
  2. Tiết 90TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I- Mục đích và phương pháp chứng minh. 1/ Chứng minh trong đời sống: - Trong đời sống, ta cần chứng minh khi 1.Trong đời sống, khi muốn làm cho ai đó tin điều mình nói là nào người ta cần đúng, là có thật . chứng minh? - Để chứng tỏ cho người khác tin lời của em là sự thật, em phải đưa ra những bằng chứng để thuyết phục ( Bằng chứng là những nhân chứng, 2.Khi cần chứng vật chứng, sự việc, số liệu ) minh cho ai đó tin VD: Chứng minh em 12 tuổi em phải chứng rằng lời nói của em tỏ điều đó bằng giấy khai sinh. Chứng minh là thật, em phải làm Thảo là một học sinh giỏi em phải đưa ra gì? dẫn chứng như điểm tổng kết các môn học, khả năng tiếp thu bài, làm bài tập => Chứng minh là đưa ra những bằng 3.Vậy em hiểu thế chứng để chứng tỏ một điều gì đó là đáng nào là chứng minh? tin. Trong đời sống người ta dùng sự thật Thế nào là chứng để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. minh trong đời sống?
  3. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I- Mục đích và phương pháp chứng minh. 2/ Chứng minh trong văn bản nghị luận * Ngữ liệu: Sgk trang 41 Đừng sợ vấp ngã
  4. * Ngữ liệu: Sgk trang 41 : Đừng sợ vấp ngã Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì Oan Đi - xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng15 trong số 22 học sinh của lớp. Lép Tôn- xtôi tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Hen- ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công. Ca sĩ ô- pê- ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát đựơc. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. (Theo Trái tim có điều kì diệu )
  5. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 2/ Chứng minh trong văn bản nghị luận. Ngữ liệu: Sgk trang 41 * Luận điểm: -Câu hỏi tìm hiểu: - Đừng sợ vấp ngã 1.Luận điểm cơ bản của - "Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại”. bài văn trên là gì? * Những câu mang luận điểm: 2. Hãy tìm những câu -“Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề văn mang luận điểm nhớ” đó? -“Xin bạn chớ lo sợ thất bại”. -“Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình”.
  6. * Lập luận: - Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Gợi ý:Vấp ngã là việc xảy ra như thế nào với con người trong cuộc sống và sự nghiệp? Những người nổi tiếng nào đã từng vấp ngã nhưng vẫn thành công? Em có nhận xét gì về các sự thật được tác giả dẫn ra trong bài văn?
  7. * Lập luận: + lập luận bằng cách đưa ra dẫn chứng : *Trong cuộc sống của người bình thường” - Lần đầu tiên chập chững biết đi, bạn đã bị ngã. - Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? - Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? => Vấp ngã là thường → rút ra kinh nghiệm. * Những người nổi tiếng đã từng vấp ngã nhưng điều đó không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng. - 5 danh nhân đã từng vấp ngã: + Oan Đixnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi- xnây - len + Lu - i Pa-xtơ là 1 HS trung bình ( 15/22HS ) về môn hoá, nhưng đây là môn làm nên sự xuất sắc của ông. + Lép Tôn-xtôi đã từng bị đình chỉ học đại học vì không có năng lực và thiếu ý chí. + Hen-ri Pho thất bại tới 5 lần trước khi thành công. + Ca sĩ Ca - ru - xô nổi tiếng đã từng có thời bị thầy giáo đánh giá thiếu chất giọng, không thể nào hát được. - Cái đáng sợ hơn là sự thiếu cố gắng => Các sự thật được dẫn ra đều rất đáng tin cậy vì nó đã nói tới những thất bại, những vấp ngã ban đầu của những con người nổi tiếng mà ai cũng biết. => Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện.
  8. Hen- ri Pho (1863- En-ri-cô Ca-ru-xô Oan Đi-xnây 1947) Nhà tư bản, Lu- i Pa-xtơ (1873-1921) Danh ca người sáng lập một tập (1901-1966) I-ta-li-a (1822-1895) đoàn kinh tế lớn ở Mĩ. Nhà làm phim Nhà khoa học hoạt hình Mĩ nổi Pháp, người đặt tiếng, người sáng nền móng cho Lép Tônxtôi (1828- lập Đi-xnây-len, ngành vi sinh 1910) là đại văn hào, công viên giải trí vật học cận đại. nhà tư tưởng lớn của khổng lồ tại ca-li- Nga. tác phẩm nổi phoóc-ni-a, nước tiếng thế giới :Chiến Mĩ tranh và hòa bình, Annacarênhina, Phục sinh
  9. • Bài văn làm ngữ liệu là một bài văn nghị luận chứng minh. Phép lập luận như vừa tìm hiểu trên là phép lập luận chứng minh. Em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh? Để bài chứng minh có sức thuyết phục, lí lẽ và bằng chứng phải đạt yêu cầu gì?
  10. * Ghi nhớ ( Sgk/42 ) Phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy. + Lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
  11. II. Luyện tập BTTN • 1. Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì? • A. Luận điểm phải rõ ràng. • B. Lí lẽ phải thuyết phục. • C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động. D • D. Cả A, B & C. • 2. Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục? • A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng. • B. Lí lẽ & dẫn chứng được thừa nhận. • C. Lí lẽ & dẫn chứng phù hợp với luận điểm • D. Không đưa dẫn chứng & lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm. D • 3. Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai? • A. đúng B. sai B
  12. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG– CHỨNG MINH TRONG ĐỜI SỐNG Tình huống: a- Em đi học về muộn do bạn em bị ốm nên em phải đưa bạn về nhà, nhưng khi em trình bày lí do thì mẹ em lại không tin. Trong tình huống đó em làm thế nào? =>Em nhờ mẹ xác nhận sự thật qua gia đình người bạn hoặc cô giáo chủ nhiệm. b- Trong khi đi tàu, lên xe buýt , khi nhân viên trên tàu, xe kiểm tra vé của hành khách, em phải làm gì để chứng tỏ mình đã chấp hành đúng ? => Em đưa vé cho nhân viên trên tàu ( xe) kiểm tra. c- Em khoe với các bạn là mình mới học được cách gấp một chiếc hộp giấy rất đẹp. Các bạn không tin. Em phải làm gì để các bạn tin lời mình? => Em sẽ tự gấp chiếc hộp cho các bạn xem.
  13. GV GIẢNG DẠY: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG HOA TRƯỜNG THCS AN HỒNG CHÀO CÁC EM
  14. Kiểm tra bài cũ: Quan sát ảnh, cho biết tên các nhân vật nổi tiếng là nhân chứng tiêu biểu trong bài văn: Đừng sợ vấp ngã.
  15. Hen- ri Pho (1863- En-ri-cô Ca-ru-xô Oan Đi-xnây 1947) Nhà tư bản, Lu- i Pa-xtơ (1873-1921) Danh ca người sáng lập một tập (1901-1966) I-ta-li-a (1822-1895) đoàn kinh tế lớn ở Mĩ. Nhà làm phim Nhà khoa học hoạt hình Mĩ nổi Pháp, người đặt tiếng, người sáng nền móng cho Lép Tônxtôi (1828- lập Đi-xnây-len, ngành vi sinh 1910) là đại văn hào, công viên giải trí vật học cận đại. nhà tư tưởng lớn của khổng lồ tại ca-li- Nga. tác phẩm nổi phoóc-ni-a, nước tiếng thế giới :Chiến Mĩ tranh và hòa bình, Annacarênhina, Phục sinh
  16. TIẾT 91 : CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh. Đề: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy CM tính đúng đắn của câu tục ngữ trên. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý a. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: CM - Vấn đề cần CM: “Có chí thì nên” b. Tìm ý: • - “Chí” là sự kiên trì, bền bỉ theođuổi 1 việc gì đó tốt đẹp. • - “Nên” là kết quả, là thành công. • Câu tục ngữ khẳng định vai trò ý nghĩa to lớn của “chí” trong cuộc sống. “Chí” có nghĩa là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, ý chí nghị lực và sự kiên trì. Ai có những điều kiện đó sẽ thành công trong sự nghiệp.
  17. • - Các luận cứ: • + Về lí lẽ • + Về thực tế: • => Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi dựa trên những nội dung đã tìm hiểu đề: Nội dung của vấn đề, tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề( giải thích những từ ngữ quan trọng), tìm dẫn chứng và lí lẽ
  18. 2. Lập dàn ý a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết→ là chân lý => nêu luận điểm cần CM b. Thân bài: - Xét về lý: + Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại + Không có chí thì không làm được việc gì. - Xét về thực tế: + Những người có chí đều thành công (dẫn chứng) + “Chí” giúp ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua (dẫn chứng) => nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. c. Kết bài: - Khẳng định vai trò của “chí” trong đời sống - Bài học => Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được CM
  19. • 3. Viết bài: • a. Mở bài: • - Đi thẳng vào vấn đề.-> trực tiếp • - Suy từ cái chung đến cái riêng. • - Suy từ tâm lí con người • -> Gián tiếp. • b. Thân bài: • - Có thể dùng từ “thật vậy” hoặc “đúng như vậy” • + Lý lẽ sâu sắc, có sức thuyết phục • + Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. Các dẫn chứng phải tiêu biểu, giàu sức thuyết phục. • c. Kết bài: • - Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: tóm lại hoặc nhắc lại ý ở mở bài-> Phải hô ứng với mở bài. • 4. Đọc và sửa lỗi • * Ghi nhớ/sgk
  20. Mở bài tham khảo • Con đường đi đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu có sự kiên trì, phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống, ông cha ta có câu tục ngữ: Có chí thì nên.
  21. Thân bài tham khảo • Thật vậy, chúng ta hãy nhìn lại một số nhân vật tiêu biểu để thấy cuộc đời của họ đã thể hiện sâu sắc chân lý“Có chí thì nên”. • Vào thời nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng học giỏi, văn hay nhưng đến khi đi thi, do viết chữ quá xấu, thần Siêu bị đánh tụt xuống hàng thứ 2 trong bảng cử nhân. Khi đi thi tiến sĩ, cũng do chữ xấu ông chỉ được xếp trúng tuyển trong bảng phụ. Ông thấy rõ tác hại của việc viết chữ xấu nên đã về nhà ngày đêm khổ công tập viết. Cuối cùng chữ của ông cũng đẹp nổi tiếng như lời văn hay. Ngày nay, bút tích ghi lại nét chữ đẹp của ông còn lưu lại ở đền Ngọc Sơn Hà Nội, được nhiều người chiêm ngưỡng và bái phục.
  22. Phần Kết bài tham khảo • Tóm lại, điều mà câu tục ngữ “có chí thì nên” muốn nhắn nhủ mọi người là quá đúng đắn và xác thực. Chính là từ rất nhiều kinh nghiệm sống mà nhân dân ta đã đúc kết nên câu tục ngữ trên. Mỗi chúng ta có thể ngẫm nghĩ về câu tục ngữ này để xem đó là một bài học rất quý giá giúp cho ta trau dồi ý chí nhằm vươn lên, tiến tới
  23. * Kết bài phải hô ứng vớiMở bài: Mở bài Kết bài Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, 1/ Đi thẳng vào vấn đề hoài bão, nghị lực để làm được những gì ta mong muốn. Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có 2/ Suy từ cái chung ra một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài cái riêng bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao? 3/ Suy từ tâm lí con người Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.
  24. • III. Luyện tập • 1. Bài tập 1 /sgk • - Giống: • Hai đề trên, mang ý nghĩa tương tự: khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí • - Khác: • + Câu: “Có công ” hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì dù việc khó như mài kim cũng có thể hoàn thành. • + Câu: “Không có ”. Nếu lòng không bền thì không làm việc được. Nếu như đã quyết chí thì dù việc lớn lao phi thường như đào núi lấp biển cũng có thể làm được
  25. • Bài tập2 : Cho đề văn sau: Hãy chứng minh môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. • - Hãy thực hiện các bước với đề bài trên • A, Tìm hiểu đề: • - Kiểu bài: CM. • - VĐCM: môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người • - Phạm vi dẫn chứng: thực tế • B. Tìm ý và lập dàn ý: • * Tìm ý: • - Môi trường là gì? • - Môi trường có vai trò rất quan trọng với đời sống con người: • + Môi trường có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái. • + Môi trường trong sạch rất có lợi cho sức khỏe con người. • + Môi trường trong sạch sẽ bảo đảm cho chất lượng cuộc sống của con người • - Trách nhiệm của mọi người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường • * Lập dàn ý: • 1. Mở bài: • - Giới thiệu VĐ: Môi trường rất quan trọng đối với con người.
  26. • 2. Thân bài: • - Giải thích khái niệm môi trường: • Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại của chúng ta . Bao gồm những điều kiện tự nhiên đã có sẵn: nước, không khí, rừng, núi Và những điều kiện nhân tạo do con người tạo ra: nhà máy, công trình thuỷ lợi, khói bụi, Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên, đó là không khí ta hít thở, là dòng nước ta đang uống, là mặt đất ta đang đứng trên, là những cánh rừng bát ngát - lá phổi xanh của trái đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng tươi tắn sáng sáng trải dài trên phố, Môi trường nhân tạo, hay còn gọi là môi trường xã hội, là tất cả các nhân tố do con người tạo nên, là ngôi nhà ta đang ở, là cái xe ta đang đi, là ngôi trường ta đang học, là công viên ngày ngày ta đi dạo, là những di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hóa, Nói chung, chúng là cuộc sống thanh bình và ước mơ của mỗi người. • - Chứng minh • + Môi trường có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái: • . Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm.
  27. • + Môi trường trong sạch sẽ bảo đảm cho chất lượng cuộc sống của con người • .Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió, Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. • + Môi trường trong sạch rất có lợi cho sức khỏe con người. • .Không chỉ giúp ích cho con người về mặt vật chất, môi trường đối với con người còn là1 món quà tinh thần đầy ý nghĩa. Sau mỗi ngày học tập và làm việc căng thẳng, bận rộn, được trở về đắm mình trong thiên nhiên, con người ta dường như yên bình, thư thái và mộng mơ hơn. Mọi u buồn, mệt mỏi đều như được gột rửa. Tách biệt ra khỏi 4 bức tường của căn phòng làm việc, rời xa những con đường ồn ã, đầy xe cộ để thả hồn vào không gian bao la; đứng giữa rừng thông trên 1 ngọn đồi để hưởng thụ cơn gió lồng lộng thổi mát vào lòng, nằm dài trên1 bãi cỏ bên 1 con suối chảy róc rách hay ngồi trên cát nghe sóng biển vỗ rì rào thì khi ấy, ta mới cảm thấy 1 cuộc sống thực sự- 1 cuộc sống chỉ với tn rộng lớn. Tn đem đến cho con người sự sảng khoái, tươi trẻ- 1 sức sống tươi mới và mạnh mẽ. • - Trách nhiệm của mọi người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường • c. Kết bài: KĐ lại vấn đề-> rút ra lời khuyên
  28. II. Luyện tập: Bài văn:Không sợ sai lầm ( sgk/43) TIẾT TÌM HIỂU CHUNG a- Bài văn nêu luận điểm gì? Hãy tìm những câu văn nêu luận điểm? b- Để chứng minh luận điểm người viết đã nêu ra những luận cứ nào?Những luận cứ ấy hiển nhiên có tính thuyết phục không? c- Cách lập luận của bài văn có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã ?
  29. II. Luyện tập Bài văn: Không sợ sai lầm a. Bµi v¨n nªu luËn ®iÓm g×? H·y t×m nh÷ng c©u v¨n mang luËn ®iÓm ®ã. a. + LuËn ®iÓm chÝnh cña bµi: Kh«ng sî sai lÇm + C¸c c©u v¨n mang luËn ®iÓm : - (§ 2) Mét ngêi lóc nµo còng sî thÊt b¹i tù lËp ®îc. - (§ 3)ThÊt b¹i lµ mÑ thµnh c«ng. - (§ 4) Ch¼ng ai thÝch sai lÇm c¶. - (§ 5) Nh÷ng ngêi s¸ng suèt d¸m lµm kh«ng sî sai lÇm, míi lµ ngêi lµm chñ sè phËn cña m×nh.
  30. b. C¸c luËn cø ®Ó chøng minh cho luËn ®iÓm: - Sî sÆc níc th× kh«ng biÕt b¬i. - Sî nãi sai kh«ng häc ®îc ngo¹i ng÷. - Kh«ng chÞu mÊt g× th× sÏ kh«ng ®îc g×. -Khi tiÕn bíc vµo t¬ng lai b¹n lµm sao tr¸nh ®îc sai lÇm? -Sî sai th× b¹n ch¼ng d¸m lµm g× -Chí ngõng tay dï cã tr¾c trë. -Kh«ng cè ý ph¹m sai lÇm -Cã ngêi ph¹m sai lÇm th× ch¸n n¶n. -Cã kÎ sai lÇm l¹i tiÕp tôc sai lÇm thªm. -Cã ngêi biÕt suy nghÜ,rót kinh nghiÖm, t×m con ®êng kh¸c ®Ó tiÕn . =>C¸c luËn cø trªn ®Òu rÊt hiÓn nhiªn, cã søc thuyÕt phôc.
  31. c.C¸ch lËp luËn chøng minh cña bµi nµy cã g× kh¸c so víi bµi: §õng sî vÊp ng·? c. §iÒu kh¸c trong c¸ch lËp luËn chøng minh ë bµi nµy ngêi viÕt dïng nhiÒu lÝ lÏ ®Ó chøng minh, kh«ng ®a nhiÒu dÉn chøng nh bµi “ §õng sî vÊp ng·”.
  32. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH * Hướng dẫn về nhà - Học ghi nhớ - Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ; Đọc thêm: Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Thêm trạng ngữ cho câu
  33. GV GIẢNG DẠY: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG HOA TRƯỜNG THCS AN HỒNG CHÀO CÁC EM
  34. Tiết 88: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH Tình huống: a- Em đi học về muộn do bạn em bị ốm nên em phải đưa bạn về nhà, nhưng khi em trình bày lí do thì mẹ em lại không tin. Trong tình huống đó em làm thế nào? =>Em nhờ mẹ xác nhận sự thật qua gia đình người bạn hoặc cô giáo chủ nhiệm. b- Trong khi đi tàu, lên xe buýt , khi nhân viên trên tàu, xe kiểm tra vé của hành khách, em phải làm gì để chứng tỏ mình đã chấp hành đúng ? => Em đưa vé cho nhân viên trên tàu ( xe) kiểm tra. c- Em khoe với các bạn là mình mới học được cách gấp một chiếc hộp giấy rất đẹp. Các bạn không tin. Em phải làm gì để các bạn tin lời mình? => Em sẽ tự gấp chiếc hộp cho các bạn xem.