Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 27: Hội thoại (Tiếp theo)

ppt 22 trang Hải Phong 19/07/2023 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 27: Hội thoại (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_27_hoi_thoai_tiep_theo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 27: Hội thoại (Tiếp theo)

  1. Kiểm tra bài cũ - Vai xã hội là gì? - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? - Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì?
  2. Cho đoạn hội thoại sau: Cô giáo: Sao hôm nay bạn An nghỉ học vậy lớp trưởng? Lớp trưởng: Thưa cô, bạn An bị ốm ạ! Cô giáo: Vậy chiều nay cô cùng một số bạn của lớp ta sẽ đi thăm bạn An. Hồng: Thế thì chiều nay mình chở lớp trưởng nhé! Lớp trưởng: Ừ, mình đồng ý. - Xác định vai xã hội của những người tham gia hội thoại? - Xác định những quan hệ có trong đoạn hội thoại?
  3. * Vai xã hội của những người tham gia hội thoại: + Cô giáo  vai trên. + Lớp trưởng, Hồng  vai dưới. + Lớp trưởng và Hồng  ngang hàng * Quan hệ có trong đoạn hội thoại: + Quan hệ cô - trò. + Quan hệ bạn bè.
  4. 1. Ví dụ: Đoạn trích sgk . Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? ( ) Nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến ( ) Tôi cũng đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: -Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi.Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
  5. - Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. ( )Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con? ( ) Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai, nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị: - Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao? Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi lại chập chừng nói tiếp: - Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
  6. Lượt lời Người cô Bé Hồng 1 - Hồng! Mày có muốn vào Thanh - Không! Cháu không Hóa chơi với mẹ mày không? muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về 2 - Sao lại không vào? Mợ mày phát Im lặng tài lắm, có như dạo trước đâu! 3 - Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy - Sao cô biết mợ con cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày có con? may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. 4 - Vậy mày hỏi cô Thông Trước sau Im lặng cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao? 5 - Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
  7. Xét tình huống sau: TÌNH HUỐNG 1 Cả gia đình ông Nam đang ngồi uống nước. Ông nhìn sang đứa con trai và nói: - Dạo này, bố thấy điểm môn Toán của con hình như chưa được tốt lắm. Sắp thi học kì rồi, con cần cố gắng hơn nữa. Hay là con sang Ông Nam chưa nói hết câu, cậu con trai đã vùng vằng đứng dậy và làu bàu: - Thôi, bố đừng nói đến chuyện học hành của con nữa ! Trong lĩnh vực hội thoại, hành vi của cậu con trai được gọi là gì ? A. Cướp lời B. Nói chêm C. Nói leo DD. Cắt lời
  8. Xét tình huống sau: TÌNH HUỐNG 2 Trong một buổi thảo luận của lớp, cô giáo yêu cầu học sinh A phát biểu ý kiến về vấn đề bảo vệ môi trường, học sinh A chưa kịp trình bày thì học sinh B vội vàng đứng lên đưa ra ý kiến của mình. Trong lĩnh vực hội thoại, hành vi của B được gọi là gì ? A. Nói leo. B. Cắt lời. CC. Tranh lượt lời (cướp lời). D. Nói hỗn.
  9. - Lấy ví dụ về một cuộc hội thoại có bản thân tham gia. - Xác định vai xã hội của bản thân và mọi người tham gia. - Xác định lượt lời của bản thân trong cuộc hội thoại đó.
  10. BÀI TẬP 4: THẢO LUẬN (3 phút) Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: Khóc là nhục. Rên hèn, van yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như những bóng âm thầm Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng. - Hai nhận xét trên đúng hay sai? - Theo các em, khi nào “Im lặng là vàng”? Khi nào “im lặng” là “dại khờ, hèn nhát”?
  11. ĐÁP ÁN Cả hai nhận xét trên đều đúng, nhưng mỗi nhận xét lại đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau: - Im lặng là vàng  Khi cần im lặng để giữ bí mật, thể hiện sự tôn trọng người khác. - Im lặng là dại khờ, là hèn nhát  Khi im lặng trước những hành vi sai trái, bất công.
  12. * Bài tập 1: Tính cách nhân vật được thể hiện qua lượt lời: Nhân vật Chị Dậu Cai lệ Người nhà Anh Dậu lí trưởng Tính cách
  13. Lượt lời của chị Dậu: - Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
  14. * Bài tập 1: Nhân vật Chị Dậu Cai lệ Người nhà Anh Dậu lí trưởng Đảm đang, Tính cách mạnh mẽ
  15. Lượt lời của cai lệ: - Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! - Mày định nói cho cha mày nghe đó à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dở cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! - Tha này! Tha này!
  16. Tiết 111: HỘI THOẠI (tt) B. Luyện tập * Bài tập 1: Nhân vật Chị Dậu Cai lệ Người nhà Anh Dậu lí trưởng Đảm đang, Thô bạo, Tính cách mạnh mẽ độc ác
  17. Lượt lời của người nhà lí trưởng: - Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy! - Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy, chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
  18. * Bài tập 1: Nhân vật Chị Dậu Cai lệ Người nhà Anh Dậu lí trưởng Đảm đang, Thô bạo, Mỉa mai, Tính cách mạnh mẽ độc ác ăn theo
  19. Lượt lời của anh Dậu: - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
  20. * Bài tập 1: Nhân Chị Dậu Cai lệ Người Anh Dậu vật nhà lí trưởng Tính Đảm đang, Thô bạo, Mỉa mai, Nhút nhát, cách mạnh mẽ độc ác ăn theo sợ sệt
  21. * Bài tập 2. Thời điểm Cái Tí Chị Dậu Nói nhiều Nói ít Lúc đầu (Hồn nhiên, vô tư) (Đau lòng) Nói ít Nói nhiều Về sau (Sợ hãi, đau buồn) (Thuyết phục cái Tí)
  22. Hướng dẫn về nhà - Về nhà học bài. - Làm bài tập 2, bài tập 3; - Làm tốt phần hướng dẫn tự học; - Soạn bài : “Lựa chọn trật tự từ trong câu” + Đọc kĩ các ví dụ; + Tìm hiểu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.