Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 101: Nước Đại Việt ta

pptx 48 trang Hải Phong 19/07/2023 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 101: Nước Đại Việt ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_101_nuoc_dai_viet_ta.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 101: Nước Đại Việt ta

  1. Tiếng suối rầm rì Nguyễn Trãi
  2. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả -Nguyễn Trãi 1380-1442. -Tên hiệu của ông Ức Trai. -Quê: Chí Linh, Hải Dương. -Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và xây dựng đất nước. -Là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới năm 1980.
  3. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) - Nguyễn Trãi sinh ra ở Thăng Long. Sau rời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Đỗ thái học sĩ - tiến sĩ (1400), ra làm quan với nhà Hồ. - Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi và đã trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có, bậc “khai quốc công thần”. Tác phẩm nổi tiếng: “Ức Trai thi tập”(chữ Hán), “ Quốc âm thi tập” (chữ Nôm). Với những bài thơ nổi tiếng: “Cửa biển Bạch Đằng”, “Thuật hứng”, “Cây chuối”, “Tùng”, “Bến đò xuân đầu trại”, “Cuối xuân tức sự”, “Côn Sơn ca”, “Phú núi Chí Linh” - Với những đóng góp to lớn cho nền văn học, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (1980). Nguyễn Trãi anh hùng và Nguyễn Trãi bi kịch đều ở mức độ tột cùng.
  4. Di tích Lệ Chi Viên
  5. Một số hình ảnh đền thờ Nguyễn Trãi ở Chí Linh, Hải Dương
  6. Nơi thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn ( Chí Linh – Hải Dương)
  7. Côn Sơn là một vùng núi đất và sỏi kết cao xấp xỉ 200m, rộng trên 1km2, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, Hải Dương. Với phong cảnh u tích, điển hình là rừng thông mã vỉ. Đền thờ Nguyễn Trãi với rừng thông bạt ngàn, nằm trong quần thể di tích Côn Sơn. Năm 2001 đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng tại Thanh Hư động xưa. Khánh thành vào ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (2002) nhân kỷ niệm 560 năm ngày mất của danh nhân.
  8. Tượng: Nguyễn Trãi đọc Bác Hồ dịch bia Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo TẠI DI TÍCH CÔN SƠN
  9. TÁC PHẨM NỔI TIẾNG
  10. TÁC PHẨM NỔI TIẾNG
  11. “Bình Ngô đại cáo” bằng chữ Hán
  12. “Bình Ngô đại cáo” bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ
  13. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm * Hoàn cảnh sáng tác : - Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo và công bố ngày 17-12 năm Đinh Mùi ( tức tháng 1- 1428), sau khi quân ta chiến thắng giặc Minh. - Văn bản: “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” - Bình Ngô Đại Cáo không chỉ là khúc ca hoà bình, bài ca chiến thắng mà còn mang một ý nghĩa lịch sử trọng đại: Bản tuyên ngôn độc lập thế kỉ XV. “Bình Ngô đại cáo” là áng thiên cổ hùng văn
  14. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm * Nhan đề.
  15. NHAN ĐỀ - Bình: Dẹp yên - Ngô :Tên nước Ngô thời Tam quốc ( Trung Quốc) - Đại cáo: Công bố sự kiện trọng đại Bình Ngô đại cáo: -Bản tuyên cáo rộng khắp về việc đã dẹp yên giặc Ngô. Đại Cáo vốn là một thiên trong Kinh thư, sau thành 1 thể loại văn học công bố sự kiện lịch sử trọng đại cho thiên hạ biết - Ngô là tên nước Đông Ngô thời Tam quốc thế kỉ 3 từng xâm lược nước ta, cũng là quê hương của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương lúc đầu gọi là Ngô Quốc Công. Do đó dùng từ Ngô để gọi giặc Minh là cách gọi quen thuộc của nhân dân ta.
  16. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) I. Tìm hiểu chung 3. Đọc
  17. Nước Đại Việt ta Phiên âm Hán Việt : Đại thiên hành hóa hoàng thượng nhược viết: Cái văn: Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân, Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo. Duy ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi phong vực ký thù, Nam bắc chi phong tục diệc dị. Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương. Tuy cường nhược thì hữu bất đồng, Nhi hào kiệt thế vị thường phạp. Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại, Nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong. Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan, Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải. Kê chư vãng cổ, Quyết hữu minh trưng.
  18. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) I. Tìm hiểu chung 3. Đọc * Từ khó: - Văn hiến Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. - Đại Việt : Nước Việt lớn( tên từ thời Lý). - Nhân nghĩa Vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. - Điếu phạt Thương dân đánh kẻ có tội bảo vệ dân - Bắc – Nam: - Hào kiệt:
  19. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) I. Tìm hiểu chung 3. Đọc * Thể loại: Thể Cáo - Tác giả: Vua chúa hoặc thủ lĩnh. * Bố cục văn bản Nước Đại Việt ta: - Nội dung: Trình bày một chủ trương hay công bố Chia 3 phần một kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng Phần 1 (2 câu thơ đầu) : biết. Đề cao nguyên lí nhân nghĩa. - Lời văn: Phần lớn được viết theo lối văn biền ngẫu. Phần 2 (8 câu tiếp) : * Bố cục bài Bình Ngôn Đại Cáo: Chia 4 phần Chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ + Nêu luận đề chính nghĩa quyền của dân tộc. + Vạch rõ tội ác kẻ thù Phần 3 (còn lại) : + Nêu luận đề chính nghĩa Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh + Tuyên bố chiến thắng, nêu cao của độc lập dân tộc. chính nghĩa.
  20. BẢNG SO SÁNH SƠ ĐỒ KẾT CẤU CHUNG CỦA SƠ ĐỒ KẾT CẤU VĂN BẢN THỂ LOẠI CÁO NƯỚC ĐẠI VIỆT TA P1: Nêu luận đề chính nghĩa LĐ1: Đề cao nguyên lí nhân nghĩa. P2: Vạch rõ tội ác kẻ thù LĐ2: Chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của dân tộc. P3: Nêu luận đề chính nghĩa LĐ3: Sức mạnh của nhân P4: Tuyên bố chiến thắng, nêu nghĩa, sức mạnh của độc lập cao chính nghĩa. dân tộc.
  21. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) II. Đọc hiểu văn bản Nhân nghĩa (theo quan điểm Nho giáo): 1. Nguyên lí nhân nghĩa - Đạo lí, cách cư xử, ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Tư tưởng Yên dân: nhân nghĩa Nhân nghĩa (theo Đem lại thái bình cho dân quan điểm của Nguyễn Trãi) Trừ Bạo Tư tưởng vì dân Diệt trừ mọi thế lực tàn bạo Từ ngữ: Cốt, trước Nghệ thuật : đối Chứng kiến sự tàn bạo của giặc Minh Cuộc kháng chiến chính nghĩa diệt trừ kẻ ác, kẻ bạo ngược, thực hiện nhân nghĩa, bảo vệ dân
  22. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) II. Đọc hiểu văn bản 1. Nguyên lí nhân nghĩa Tư Lí Thường Kiệt: Đánh giặc vì Vua tưởng Nhân Yên dân nhân Trần quốc Tuấn: Đánh giặc vì Nghĩa nghĩa Diệt bạo của giai cấp quý tộc phong kiến - Nhân nghĩa là nguyên lí cơ Nguyễn Trãi: đánh giặc vì dân bản nhất là nền tảng để triển khai toàn bộ bài cáo. Tư tưởng tiến bộ: thương yêu dân gắn với yêu nước chống giặc ngoại xâm
  23. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) II. Đọc hiểu văn bản 2. Chân lí về sự tồn tại “Như nước Đại Việt ta từ trước, độc lập có chủ quyền của Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. dân tộc. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. 1.Văn hiến Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, 2. Lãnh thổ Song hào kiệt đời nào cũng có.” 3.Phong tục, tập quán Sông núi nước Nam Sông núi nước Nam vua Nam ở 4.Lịch sử dân tộc Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm 5.Chủ quyền riêng Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
  24. Câu hỏi ? Có ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ( trong “ Bình Ngô đại cáo”) là sự nối tiếp và phát triển ý thức dân tộc ở bài ''Nam Quốc Sơn Hà''. Ý kiến của em như thế nào? Vì sao. Nước Đại việt ta “ Như nước Đại Việt ta từ trước NAM QUỐC SƠN HÀ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Nam quốc sơn hà Nam đế cư Núi sông bờ cõi đã chia, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Phong tục Bắc Nam cũng khác. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. lập, ( Lí Thường Kiệt) Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.”
  25. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) Ý thức dân tộc của đoạn trích Nước Đại V iệt ta so với Sông núi nước Nam II. Đọc hiểu văn bản phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc: 2. Chân lí về sự tồn tại +Toàn diện: độc lập có chủ quyền của Sông núi nước Nam Bình Ngô đại cáo dân tộc. - Lãnh thổ - Lãnh thổ Hoàn chỉnh bức chân dung - Chủ quyền - Chủ quyền tinh thần Đại Việt - Văn hiến - Phong tục tập quán - Lịch sử dân tộc + Sâu sắc: Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, hạt nhân để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc. => “ Văn hiến” là yếu tố cơ bản nhất, hạt nhân để xác định tư cách tồn tại độc lập của một dân tộc. Đó là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan .
  26. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) II. Đọc hiểu văn bản “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, 2. Chân lí về sự tồn tại Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,” độc lập có chủ quyền của Các triều đại Các triều đại dân tộc. phong kiến Việt Ngang hàng phong kiến Trung Nam quốc + Khẳng định tư cách độc =>- ''đế'' Đây - làvua sự thiên thật lịchtử, chỉ sử có một,ý nghĩa “ đế” khách là duy quan nhất, không toàn thể quyền chối khác cãi . với ''vương''+ Sử dụng là vua những chư từ hầu ngữ có thể nhiều hiện và tính phụ chất thuộc hiển vào nhiên, “đế”=> vốn Thể có, hiện lâu ý lập, chủ quyền của nước thứcđời: dân“ từ tộc trước’’, và niềm “ đã tự lâu’’, hào dân“vốn tộc. xưng’’, “đã chia’’, “cũng khác’’. Đại Việt và niềm tự hào + Liệt kê, so sánh, đối lập: so sánh Đại Việt với phong kiến phương dân tộc sâu sắc. Bắc, đặt các triều đại ta ngang hàng với các triều đại Trung Quốc về: trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia. + Các câu văn biền ngẫu dài, ngắn khác nhau. - Giọng điệu hùng hồn, nhịp nhàng, ngân vang,
  27. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) II. Đọc hiểu văn bản 3. Sức mạnh và ý nghĩa. Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.
  28. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) II. Đọc hiểu văn bản Lưu Cung tham công nên thất bại, 3. Sức mạnh và ý nghĩa. Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, => Khẳng định một sự Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. thật về sức mạnh của chân Việc xưa xem xét lí nhân nghĩa, sức mạnh Chứng cớ còn ghi. của độc lập tự do và vang - Dẫn chứng xác thực, được trình bày theo trình tự thời gian một lên niềm tự hào dân tộc. cách linh hoạt. => Đó là những dẫn chứng hùng hồn minh chứng cho sức mạnh của chân lí nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập tự do. - Làm nổi bật các chiến công của ta và sự thất bại của giặc. - Sử dụng 2 câu văn biền ngẫu: => Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn dễ nhớ, dễ nghe.
  29. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) II. Đọc hiểu văn bản Lưu Cung tham công nên thất bại, 3. Sức mạnh và ý nghĩa. Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, => Khẳng định một sự Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. thật về sức mạnh của chân Việc xưa xem xét lí nhân nghĩa, sức mạnh Chứng cớ còn ghi. của độc lập tự do và vang - Dẫn chứng xác thực, được trình bày theo trình tự thời gian một lên niềm tự hào dân tộc. cách linh hoạt. => Đó là những dẫn chứng hùng hồn minh chứng cho sức mạnh của chân lí nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập tự do. - Làm nổi bật các chiến công của ta và sự thất bại của giặc. - Sử dụng 2 câu văn biền ngẫu: => Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn dễ nhớ, dễ nghe.
  30. Tiết 101: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) III. Tổng kết 1. Nghệ thuật. - Cách dùng từ linh hoạt. Biện pháp nghệ thuật: So sánh, liệt kê,đối. - Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn - Giọng văn hào hùng, lí lẽ sắc bén, đanh thép - Lối diễn đạt sóng đôi cân xứng của những câu văn biền ngẫu. 2. Nội dung. + Đoạn trích nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là kẻ phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại. - Một quan điểm mới, tiến bộ về “nhân nghĩa”, lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
  31. Sơ đồ Khái quát trình tự lập luân đoạn trích NƯỚC ĐẠI VIỆT TA Nguyên lí nhân nghĩa Yên dân Trừ bạo (Bảo vệ đất nước để (Giặc Minh xâm yên dân) lược) Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc đại việt Văn hiến lâu Lãnh thổ Phong tục Lịch sử riêng Chế độ, chủ đời riêng riêng quyền riêng Sức mạnh của nhân nghĩa sức mạnh của độc lập dân tộc
  32. Khuê văn các- một trong những biểu tượng về truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
  33. Chùa Điện môt cột kính thiên Một số hình ảnh về Hà Nội xưa
  34. IV. Củng cố - luyện tập ? Tại sao nói bài Nam Quốc Sơn Hà và bài Bình Ngô Đại Cáo có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập. - Cả 2 bài đều thể hiện ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc; cùng khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước, của chân lí chính nghĩa.
  35. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( Hồ Chí Minh) Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính HỒ CHÍ MINH (02-09-1945) mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
  36. IV. Củng cố - luyện tập ? Hãy chỉ ra điểm gặp gỡ trong tư tưởng của Nguyễn Trãi và Hồ Chủ tịch giữa đoạn trích trên với “Bình Ngô đại cáo”.
  37. Khác Giống Thể loại Văn nghị luận. Dùng để cổ động, thuyết phục, Thể Hịch Đều được các bậc kêu gọi đấu tranh. Vua, Chúa, Thủ Lĩnh quen dùng. Thường được Thể Chiếu Dùng để ban bố mệnh lệnh. viết theo thể văn biền ngẫu. Mang tính hùng Trình bày một chủ trương hay biện, lời lẽ đanh Thế Cáo công bố kết quả một sự nghiệp thép, lý luận sắc để mọi người được biết bén.
  38. SƠ ĐỒ TƯ DUY
  39. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng đoạn trích, hoàn thiện sơ đồ lập luận của đoạn trích. Nắm được giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. - Nêu đặc điểm và so sánh điểm giống, khác nhau giữa 3 thể: hịch, chiếu, cáo. Soạn bài: ''Bàn luận về phép học''
  40. XEM VIDEO