Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 116: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (Tiết 2)

ppt 25 trang Hải Phong 19/07/2023 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 116: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_116_tim_hieu_yeu_to_bieu_cam_tr.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 116: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (Tiết 2)

  1. ( Tiết 2 ) 1
  2. VĂN NGHỊ LUẬN - Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. - Yêu cầu của bài văn nghị luận: luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
  3. Ôn tập về luận điểm Viết đoạn văn trình bày luận điểm Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
  4. • Văn nghị luận: rất cần yếu tố biểu cảm. • Yếu tố biểu cảm: giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó có tác động mạnh đến tình cảm của người đọc (người nghe) • Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao: người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm. • Sự diễn tả cảm xúc: cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
  5. Bài tập 1-Sgk trang 97: Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì? Yếu tố biểu cảm Biện pháp biểu cảm Tác dụng biểu cảm - “tên da đen bẩn - Giễu nhại, đối lập. - Mỉa mai, phơi bày thỉu”, “An-nam-mít giọng điệu dối trá của bẩn thỉu” > < “con bọn thực dân. yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, - “Nhiều người bản xứ - Dùng từ ngữ, hình - Thể hiện thái độ đã xuống tận đáy ảnh mỉa mai bằng khinh bỉ sâu sắc đối biển để bảo vệ tổ quốc giọng điệu tuyên với giọng điệu tuyên của các loài thủy quái. truyền của thực dân truyền của bọn thực Một số khác đã bỏ xác dân, tạo hiệu quả về tại những miền hoang tiếng cười châm vu thơ mộng vùng biếm sâu cay. Ban-căng, ”
  6. Bài tập 2 - Sgk trang 97, 98 : Đọc đoạn nghị luận sau: “Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận và học Việt văn, luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ. Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tủ”. Nói làm sao cho các bạn hiểu trong 7, 8 năm trời, nào đọc sách, nào nhận xét, xem truyện, giảng văn , nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng với một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhấm bút trước một đề văn trong kì thi viết. Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyen văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường? Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm gì để đoạn văn vừa thuyết phục, vừa gợi cảm ?
  7. - Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn: Nỗi buồn, sự khổ tâm của một người thầy chân chính và tâm huyết trước vấn nạn học vẹt, học tủ của học sinh trong việc học môn Ngữ văn. - Đoạn văn thuyết phục, gợi cảm: + Tác giả phân tích thiệt hơn cho học trò, để thấy được tác hại của việc học tủ và học vẹt. + Cách biểu hiện cảm xúc rất tự nhiên, chân thật, viết văn nghị luận mà như câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò. Khi phân tích lí lẽ và dẫn chứng vẫn thấy nỗi lên một tấm lòng, một nỗi lo, một lời nhắc nhở, khuyên nhủ. Đoạn văn có sử dụng các từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán, giọng điệu thân mật, gần gũi: “Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn Nỗi khổ thứ nhất là Nói làm sao cho các bạn hiểu ”.
  8. Bài tập 3 - Sgk trang 98 : Viết một đoạn văn trình bày luận điểm: “chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm? Gợi ý: + Về hình thức: 1 đoạn văn + Về nội dung: Đảm bảo các yêu cầu: -Về lí lẽ, dẫn chứng: làm rõ tác hại của lối học này và đưa ra dẫn chứng cụ thể. - Yếu tố biểu cảm: bày tỏ sự đáng tiếc, buồn cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, kiến thức (lối học vẹt) và lối học cầu may (lối học tủ).
  9. Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị "lệch tủ", "trật tủ" và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.
  10. Củng cố ? Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ? Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, học sinh phải làm gì
  11. Dặn dò: 1. Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ - Tiếp tục luyện tập viết đoạn văn 2. Chuẩn bị bài tiết sau: - Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
  12. CHÚC THẦY CÔ LUÔN VUI KHỎE, CÁC EMCHÚC HỌC THẦYSINH CHĂM CÔ LUÔN NGOAN VUI HỌC GIỎI KHỎE, CÁC EM HỌC SINH CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
  13. Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị "lệch tủ", "trật tủ" và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.