Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Các phương châm hội thoại - Trần Thị Bích Thảo

ppt 30 trang thanhhien97 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Các phương châm hội thoại - Trần Thị Bích Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_cac_phuong_cham_hoi_thoai_tran_thi_b.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Các phương châm hội thoại - Trần Thị Bích Thảo

  1. GV: TRẦN THỊ BÍCH THẢO
  2. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I. Phương châm về lượng: 1. Bài tập: Đọc đoạn đối thoại sau: An: - Cậu có biết bơi không? Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa. An: - Cậu học bơi ở đâu vậy? Ba: - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu. Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An cần biết – một địa điểm cụ thể. Nói thiếu. Vi phạm phương châm về lượng
  3. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Theo dõi truyện cười: Lợn cưới áo mới - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
  4. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Theo dõi truyện cười: Lợn cưới áo mới - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. → Nói thừa. Vi phạm phương châm về lượng. 2. Kết luận: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
  5. BÀI TẬP NHANH BT1. Những câu sau đã vi phạm phương châm về lượng. Hãy chỉ các lỗi đó? a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.  Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà. b. Bồ câu là loài chim có hai cánh.  Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vì thế “có hai cánh” là cụm từ thừa.
  6. TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI II. Phương châm về chất: 1. Bài tập: Theo dõi truyện cười: Quả bí khổng lồ  Phê phán tính nói khoác, sai sự thật. 2. Kết luận: Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
  7. 1001201101070904080205060309123456780 Bạn A hôm nay nghỉ học. Không biết vì lí do gì. Cô giáo hỏi: Vì sao bạn A nghỉ học ? Nếu không biết chắc chắn lí do của A, thì các em sẽ trả lời cô như thế nào? Vì sao? Từ đó em thấy trong giao tiếp còn cần tránh điều gì? - Thưa cô, hình như bạn ấy bị ốm. - Thưa cô, em nghĩ là bạn ấy bị ốm. - Thưa cô, có lẽ là bạn ấy bị ốm.
  8. TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI II. Phương châm về chất: 1. Bài tập:Theo dõi truyện cười: Quả bí khổng lồ  Phê phán tính nói khoác, sai sự thật. 2. Kết luận: - Trong giao tiếp: Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật - Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
  9. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: nói trạng; nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò. a, Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng b, Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó là nói dối c, Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò d, Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội e, Nói khoác lác làm gia vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng → Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.
  10. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Câu 3 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1:Đọc truyện cười “Rồi có nuôi được không?” và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Câu: “Rồi có nuôi được không?” → Người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng (hỏi một điều rất thừa).
  11. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Câu 4 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như : a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là, → Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
  12. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết. → Khi nói một điều mà người nói nghĩ là người nghe biết rồi thì người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó, để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
  13. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Câu 5 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào : ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn.
  14. Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. - Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. - Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt - Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi những không có lí lẽ gì cả. - Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. - Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. - Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. → Tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất.
  15. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI III. Phương châm quan hệ VD: SGK/21 Ngữ văn 9 tập 1: - Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt. → mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau. → Cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề.
  16. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI IV. Phương châm cách thức: Câu 2 trang 21, 22 SGK Ngữ văn 9 tập 1: - dây cà ra dây muống, - lúng búng như ngậm hột thị.
  17. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Câu 1 trang 21, 22 SGK Ngữ văn 9 tập - Dây cà ra dây muống → nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm. - Lúng búng như ngậm hột thị → nói ấp úng, không rõ ràng, thiếu rành mạch. → Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
  18. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VD: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy. → Trong câu trên, cụm từ "ông ấy" có thể được hiểu theo hai cách: nhận định của ông ấy về truyện ngắn hoặc nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung câu nói sẽ trở nên mơ hồ, người nghe khó xác định được chính xác điều người nói muốn nói.
  19. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI - Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn. + Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác. + Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy. → Giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm
  20. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI V. Phương châm lịch sự: Đọc truyện Người ăn xin (trang 22 SGK ngữ văn 9 tập 1) và trả lời câu hỏi: ? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
  21. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Ông lão và cậu bé trong câu chuyện Người ăn xin đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó. Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng, cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. → Thái độ tôn trọng, tế nhị, lịch sự trong giao tiếp luôn là điều cần thiết.
  22. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI GHI NHỚ
  23. VI. Luyện tập: BT1: Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như: a) Lời chào cao hơn mâm cỗ b) Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. c) Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. Qua những câu ca dao, tục ngữ đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì? Hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
  24. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Câu 3 trang 23 SGK: Chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp: a. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là b. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là e. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là (nói móc, nói mát, nói hớt, ra đầu ra đũa, nói leo) Cho biết các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào.
  25. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI a. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thực ra là mỉa mai, chê trách là nói mát. b. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt. c. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc. d. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo. e. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa . * Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự (a), (b), (c), (d) và phương châm cách thức (e).
  26. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: a. Nhân tiện đây xin hỏi; b. cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói c. đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi
  27. a. Đôi khi phải dùng những cách nói như “nhân tiện đây xin hỏi” để tránh vi phạm phương châm quan hệ do người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi. b. Đôi khi phải dùng những cách nói như “cực chẳng đã tôi phải nói”; “tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ quá cho” để tránh vi phạm phương châm lịch sự vì người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. c. Đôi khi phải dùng những cách nói như “đừng nói leo”; “đừng có nói cái giọng đó với tôi” để báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
  28. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Câu 5 trang 24 SGK: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giãi; đánh trống lảng; nói như dùi đục chấm mắm cáy.
  29. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI - nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự) - nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (phương châm lịch sự) - điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự) - nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức)
  30. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI - mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự) - đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ) - nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự)