Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập kiểm tra bài viết số 1: Văn thuyết minh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập kiểm tra bài viết số 1: Văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_kiem_tra_bai_viet_so_1_van_th.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập kiểm tra bài viết số 1: Văn thuyết minh
- ÔN TẬP KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 1 VĂN THUYẾT MINH
- ĐỀ 2: Thuyết minh về cây tre Dàn bài I. Mở bài •Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam . Cách 1: So sánh cây tre với các loài cây quen thuộc gần gũi của Việt Nam hoặc các loài cây biểu tượng của các quốc gia khác. Cách 2: Sử dụng các câu ca dao, thơ có hình ảnh cây tre
- ĐỀ 2: Thuyết minh về cây tre Dàn bài II. Thân bài 1. Nguồn gốc • Tre thuộc nhóm thực vật thân gỗ nhưng phần thân rỗng và được phân thành nhiều đốt. Tre thuộc bộ hỏa thảo, tên khoa học là Bambuseae. • Chưa có một tài liệu nào xác định cây tre có ở Việt Nam từ bao giờ, nhưng qua các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích dân gian thì có thể thấy loài cây này đã sinh trưởng trên đất nước ta từ hàng ngàn năm trước. • Họ nhà tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng
- 2. Đặc điểm - Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, sinh trưởng mạnh mẽ thành từng lũy, khóm, bụi. - Ban đầu, từ một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai. Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân còn có nhiều gai nhọn. - Lá tre mỏng manh một màu xanh mơn mởn, mặt lá ram ráp với những gân lá song song hình lưỡi mác. - Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất, cần mẫn hút chất dinh dưỡng nuôi cây và giúp tre không bị nghiêng đổ trước những cơn gió dữ. - Tre ra hoa là một hiện tượng độc đáo và vô cùng hiếm gặp trong thế giới thực vật. Có người nói rằng cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật hoa"
- 3. Vai trò, ý nghĩa a, Trong chiến đấu: tre là biểu tượng cho phẩm chất quật khởi của dân tộc ta từ ngàn đời • Từ buổi bình minh dựng nước Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân. • Trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, cọc tre đã dìm chết bao tàu chiến của địch . • Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, tre trở thành thành lũy kiên cố, thành cây chông, thành gậy tầm vông xung phong vào xe tăng đại bác. => Thép Mới đã tự hào thốt lên “ Tre, anh hùng chiến đấu”
- 3. Vai trò, ý nghĩa b, Trong lao động: tre là biểu tượng cho sự chăm chỉ, cần cù • Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. • Tre âm thầm hóa thân thành bao công cụ sản xuất: tre làm cán cuốc, cán liềm; tre làm giần sàng rổ rá; từ ngàn đời nay cối xay tre nặng nề quay xay nắm thóc => Không chỉ anh hùng trong chiến đấu, tre còn anh hùng trong lao động.
- c. Trong sinh hoạt: - Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh - Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp. - Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp: + Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa. + Tre làm ra những đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày: đôi đũa, cái tăm cho đến giường, chõng, tủ + Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre. + Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, diều tre sáo tre vi vút trên bầu trời + Măng tre là thực phẩm
- III. Kết bài Tre đem đến bao ích lợi mà chả cần chăm sóc, cứ thế xanh tốt tự nhiên. Ngày nay, dẫu nước mình có phát triển hơn với bao thứ máy móc đồ dùng hiện đại thay thế, loài tre vẫn luôn hiện diện như biểu tượng của sự ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm - những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.