Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 26: Cảm ứng ở động vật

pptx 23 trang thanhhien97 10110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 26: Cảm ứng ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_26_cam_ung_o_dong_vat.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 26: Cảm ứng ở động vật

  1. B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT TIẾT 27, BÀI 26
  2. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm 2. Đặc điểm II. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH 1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới 2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
  3. I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Cảm ứng ở động vật là gì? Chim sẻ xù lông khi trời lạnh Chạm tay vào vật nóng
  4. I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
  5. Hãy so sánh tốc độ và cách biểu hiện giữa cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật? Cây trong nhà vươn ra ánh sáng Bàn tay hơ trên ngọn lửa
  6. TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH CHƯA CÓ HỆ TK HỆ TK LƯỚI HỆ TK CHUỖI HỆ TK HẠCH HỆ TK ỐNG
  7. (Gai nhọn) Cơ tay SƠ ĐỒ MỘT CUNG PHẢN XẠ  Một bạn lỡ chạm tay vào gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên?
  8. Bộ phận tiếp nhận kích Tác nhân kích thích thích Bộ phận thực hiện (Gai nhọn) Bộ phận phân tích và phản ứng tổng hợp thông tin Cơ tay SƠ ĐỒ MỘT CUNG PHẢN XẠ
  9. 2. Đặc điểm ➢ Ở nhóm động vật có tổ chức - Cung phản xạ gồm 5 bộ phận: thần kinh, phản xạ được coi là + Bộ phận tiếp nhận kích thích. một dạng điển hình của cảm + Đường dẫn truyền vào. ứng. + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin. + Đường dẫn truyền ra. + Bộ phận thực hiện phản ứng.
  10. Phân biệt hiện tượng co cơ trong trường hợp sau: Kích thích vào cơ đùi Kích thích vào cơ đùi ếch đã cắt rời khỏi ếch khi ếch còn sống? cơ thể? Có phải tất cả các phản ứng đều là phản xạ không? Vì sao?
  11. II. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH 1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới 2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
  12. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Động vật có hệ thần Động vật có hệ thần Nội dung kinh dạng lưới kinh dạng chuỗi hạch Đại diện Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh Hết giờ Đặc điểm cảm 321 ứng Bắt đầu
  13. - Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng 1 chiếc kim nhọn châm vào thân nó ? Kích thích
  14. Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? ĐV co toàn thân TB biểu mô cơ (có khả năng co rút) Mạng lưới TB cảm thần kinh giác Kích thích
  15. Giun dẹp Đỉa Côn trùng Hệ thần kinh dạng lưới Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
  16. Con châu chấu sẽ phản ứng như thế nào khi dùng kim nhọn châm vào chân nó? Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích (như co một chân ở châu chấu)?
  17. Hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, dạng nào tiến hoá hơn? Tại sao?
  18. Động vật có hệ thần kinh Động vật có hệ thần kinh Nội dung dạng lưới dạng chuỗi hạch Đại diện Ngành ruột khoang Giun dẹp, giun đốt, chân khớp Các tế bào thần kinh tập trung Các tế bào thần kinh nằm rải rác lại thành các hạch, các hạch nối trong cơ thể và liên hệ với nhau với nhau bằng các dây thần kinh qua các sợi thần kinh, tạo thành Đặc điểm cấu tạo tạo ra dạng chuỗi hạch. mạng lưới thần kinh. - Riêng ở chân khớp có não – hệ thần kinh - Các tế bào thần kinh liên hệ với hoạch thần kinh đầu lớn hơn các các tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ. hạch còn lại. + Phản ứng toàn thân + Phản ứng theo vùng Đặc điểm cảm + Phản ứng nhanh, kịp thời + Phản ứng mang tính chất nhưng chưa thật chính xác định khu, chính xác hơn ứng + Tốn nhiều năng lượng + Tốn ít năng lượng
  19. LUYỆN TẬP Câu 1: Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể A. phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. B. phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách gián tiếp. C. phản ứng tức thời các kích thích của môi trường một cách gián tiếp. D. cảm nhận các kích thích của môi trường. Đáp án A
  20. LUYỆN TẬP Câu 2: Khi bị kích thích, cơ thể phản ứng bằng cách co toàn thân là thuộc động vật A. có hệ thần kinh dạng lưới. B. có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. C. có hệ thần kinh dạng ống. D. nguyên sinh. Đáp án A
  21. LUYỆN TẬP Câu 3: Trong các sinh vật sau, loại nào có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Sứa, san hôm hải quỳ. B. Cá, ếch, thằn lằn. C. Trùng roi, trùng amip. D. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam Đáp án D
  22. - Học bài cũ. - Trả lời các câu hỏi cuối bài SGK trang 110. - Chuẩn bị bài mới: bài 27 Cảm ứng ở động vật (tiếp theo). + Cấu trúc hệ thần kinh dạng ống : đối tượng , cấu tạo, tiến hóa ? + Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện