Bài giảng Tin học Lớp 7 - Tiết 17: Sử dụng các hàm để tính toán

pptx 25 trang phanha23b 26/03/2022 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 7 - Tiết 17: Sử dụng các hàm để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tin_hoc_lop_7_tiet_17_su_dung_cac_ham_de_tinh_toan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tin học Lớp 7 - Tiết 17: Sử dụng các hàm để tính toán

  1. Câu 1/ Nêu các bước nhập công thức vào ô tính? Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức Bước 2: Gõ dấu = Bước 3: Nhập công thức Bước 4: Nhấn Enter
  2. Câu 2./ Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong ô tính? *Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong ô tính: -Tính toán nhanh hơn -Tính toán chính xác hơn. -Khi nội dung các ô có địa chỉ trong công thức thay đổi thì kết quả của công thức được thay đổi một cách tự động.
  3. Tiết 17 SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
  4. 1. Hàm trong chương trình bảng tính: Vậy hàm trong chương trình bảng tính là gì? Em hãy lập công =Average(3,10,2)thức tính trung =(3+10+2)/3bình cộng của ba =Average(A1,A2,A3)giá trị 3; 10; 2 lần =(A1+A2+A3)/3 lượt nằm trong các ô sau? Ngoài các=Averagecông thức(A1:A3)trên chương trình bảng tính còn có thể sử dụng hàm Average giúp ta tính trung bình cộng cho các giá trị trên.
  5. 1. Hàm trong chương trình bảng tính: Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc sử dụng hàm trong bảng tính có lợi ích gì?
  6. 2. Cách sử dụng hàm: Các bước nhập hàm: B1: Chọn ô cần nhập hàm để tính toán B2: Gõ dấu = B3: Gõ hàm theo đúng cú pháp của nó (tên hàm, các đối số) B4: Nhấn phím ENTER
  7. 2. Cách sử dụng hàm: Mỗi hàm có một cú pháp riêng nhưng chúng có một số điểm chung. Em hãy trình bày những điểm chung của hàm? Kết quả sau khi Nhập hàm nhập hàm
  8. 2. Cách sử dụng hàm: Một số điểm chung: Mỗi hàm có hai phần: tên hàm và các biến của hàm. Tên hàm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Các biến được liệt kê trong cặp dấu mở -đóng ngoặc đơn “()” và cách nhau bởi dấu phẩy “,”. Giữa tên hàm và dấu mở ngoặc đơn “(“ không được có dấu cách hay bất kì kí tự nào khác.
  9. Tiết 18 Bài 4 SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tt)
  10. 3. Một số hàm thường dùng: a) Hàm tính tổng Quan sát bảng tính
  11. 3. Một số hàm thường dùng: a) Hàm tính tổng Hàm Sum tính tổng của một dãy các số. Cú pháp: =Sum(a,b,c, ) Trong đó: các đối số a,b,c, là các số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ của khối có dữ liệu số cần tính.
  12. Ví dụ: Tính tổng của các số sau = SUM(15,24,45) = SUM(A2,B2,C2) = SUM(A2,B2,45) = SUM(A2:C2)
  13. 3. Một số hàm thường dùng: b) Hàm tính trung bình cộng
  14. 3. Một số hàm thường dùng: b) Hàm tính trung bình cộng Hàm Average tính trung bình cộng của một dãy các số. Cú pháp: =Average(a,b,c, ) Trong đó: các đối số a, b, c, là các dữ liệu số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính.
  15. 3. Một số hàm thường dùng: b) Hàm tính trung bình cộng 7.5=(8+7)/2 =Average(C4,D4)5.5 =Average(C5:D5)8.5 9.5=Average(C6,9) 8.5=Average(8,D7) =Average =Average =Average 7.6 7.9 (C3:C7)8.2 (D3:D7) (E3:E7)
  16. 3. Một số hàm thường dùng: c./ Hàm xác định giá trị lớn nhất: Quan sát bảng tính
  17. 3. Một số hàm thường dùng: c./ Hàm xác định giá trị lớn nhất: Hàm Max xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số. Cú pháp:=Max(a,b,c, ) Trong đó: các đối số a, b, c, là các dữ liệu số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính. Ví dụ Tìm giá trị lớn nhất trong 3 số sau: =Max(15,24,45) =Max(A2,B2,C2) =Max(A2,B2,45) =Max(A2:C2)
  18. =Max(8,7)8 =Max(C4,D4)6 =Max(C5:D5)9 =Max(C610 , 9) =Max(89 , D7) =Max(C3:C710 =)Max(D3:D79 )=Max(E3:E710 )
  19. 3. Một số hàm thường dùng: d./ Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
  20. 3. Một số hàm thường dùng: d./ Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: Hàm Min xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.  Cú pháp: =Min(a,b,c, ) Trong đó: các đối số a, b, c, là các dữ liệu số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối có dữ liệu số cần tính. Ví dụ: Tìm giá trị nhỏ nhất trong 3 số sau: =Min(15,24,45) =Min(A2,B2,C2) =Min(A2,B2,45) =Min(A2:C2)
  21. Câu 1: Cách nhập hàm nào sau đây không đúng? A. =sum(A1,B2,3) B. =SUM(A1;B2;3) C. =SUM (A1,B2,3) D. =SUM(A1,B2,3)
  22. BT: Giả sử trong các ô A1,B1 lần lượt chứa các số -4, 3. Em hãy cho biết kết quả của các công thức tính sau: a) =SUM(A1,B1) -1 b) =SUM(A1,B1,B1) 2 c) =SUM(A1,B1,-5) -6 d) =SUM(A1,B1,2) 1 e) =AVERAGE(A1,B1,4) 1 g) =AVERAGE(A1,B1,5,0) 1
  23. BT: Công thức nào cho kết quả sai khi tính trung bình cộng của tất cả các giá trị trong khối A1:B3 a) =average(A1,A3,B2) b) =average(SUM(A1:B3)) c) =average(-5,8,10) d) =average(A1,8,A3)
  24. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : -Học bài, xem nội dung đã học -Trả lời câu hỏi SGK, SBT. -Xem trước nôi dung bài học tiếp theo: Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em