Bài giảng Vật lí Khối 6 - Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

pptx 50 trang thanhhien97 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Khối 6 - Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_khoi_6_bai_21_mot_so_ung_dung_cua_su_no_vi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Khối 6 - Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí ? Câu 2: So sánh về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí ? Trả lời: Câu 1: Hầu hết các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Câu 2: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một một lượng chất lỏng? a. khối lượng của chất lỏng tăng. b. Trọng lượng của chất lỏng tăng. c. Thể tích của chất lỏng tăng. d. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng
  3. TIẾT 22 BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT LỚP 6/11
  4. 1. LỰC XUẤT HIỆN TRONG SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT NỘI 2. BĂNG KÉP DUNG 3.VẬN DỤNG
  5. Chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray có khe hở
  6. Trong thực tế sự co dãn vì nhiệt của chất rắn có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. ứng dụng trong ứng dụng trong ứng dụng trong lắp đặt đường xây dựng cầu thiết bị điện tự ray động 6
  7. Bài 21:
  8. I. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt. Thí nghiệm H21.1
  9. C1: ThanhCó hiện thép tượng nở gìra xảy(dài rara đối) với thanh thép khi nó nóng lên ? C2: Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thểC2:gâyHiệnratượnglực rấtxảylớn.ra với chốt ngang chứng tỏ điều gì ? 9
  10. Thí nghiệm H21.2
  11. C3: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn. 11
  12. BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 3. Rút ra kết luận: C4 Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn. Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn. - Lực - vì nhiệt Kết luận - nở ra Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
  13. BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 4. Vận dụng: C5 Tại sao chỗ tiếp nối giữa 2 đầu thanh ray xe lửa lại có khe hở nhỏ?  Khi trời nóng nhiệt độ tăng lên, các thanh ray sẽ nở ra, nếu không có khe hở, sự nở vì nhiệt của thanh ray sẽ bị ngăn cản gây ra một lực lớn làm cong đường ray Dễ gây tai nạn xe lửa.
  14. BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 4. Vận dụng: C6: Hình 21.3 vẽ gối đỡ ở hai đầu cầu của một số cầu thép. Hai gối đỡ có cấu tạo giống nhau không ? Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn? 14
  15. Khi nhiệt độ tăng cao Không có con lăn
  16. Khi nhiệt độ giảm xuống thấp Không có con lăn
  17. Khi nhiệt độ giảm xuống thấp Khi nhiệt độ tăng cao Các con lăn giúp cầu không Có các con lăn Đầu cầu bị ngăn cản khi cố định dãn nở vì nhiệt.
  18. BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 4. Vận dụng: C6: Hai gối đỡ có cấu tạo không giống nhau. Một gối đỡ cố định. Một gối đỡ được đặt trên các con lăn để khi nhiệt độ môi trường thay đổi, sự co dãn vì nhiệt của cầu thép không bị ngăn cản. 18
  19. Có khoảng cách giữa các nhịp cầu 19
  20. Chỗ đường ray bị cong lên do chỗ tiếp nối 2 thanh ray không có đủ khe hở cho thanh ray nở dài
  21. => Đóng - ngắt điện tự động
  22. II. BĂNG KÉP 1. Cấu tạo của băng kép: Băng kép được cấu tạo từ 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau (VD: đồng và thép ), được tán chặt vào nhau theo chiều dài của thanh.
  23. II. BĂNG KÉP 1. THÍ NGHIỆM ▪ Dụng cụ: + Băng kép + Đèn cồn. ▪ Cách tiến hành: Hơ nóng băng kép: + TH1: Mặt đồng ở phía dưới. + TH2: Mặt đồng ở phía trên. Hình 21.4a và 21.4b
  24. XEM VIDEO THÍ NGHIỆM Mặt đồng ở phía dưới. Mặt đồng ở phía trên.
  25. II. BĂNG KÉP 3. Trả lời câu hỏi. C7 Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau? Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. C8 Khi bị hơ nóng băng kép luôn cong về phía thanh nào? Tại sao? Khi bị hơ nóng băng kép luôn cong về phía thanh thép vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và nằm ở phía ngoài vòng cung.
  26. II. BĂNG KÉP 2. Trả lời câu hỏi. C9 Băng kép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao? Khi làm lạnh, băng kép có bị cong và cong về phía thanh đồng vì đồng co lại vì nhiêt nhiều hơn thép nên thanh đồng ngắn hơn và nằm phía trong vòng cung. Kết luận: Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.
  27. KẾT LUẬN VỀ BĂNG KÉP - Cấu tạo: Băng kép gồm hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt với nhau bằng đinh, dọc theo chiều dài của thanh. - Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. => Khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh băng kép đều bị cong lại (cong về phía thanh nào mà sau khi dãn nở vì nhiệt có chiều dài ngắn hơn) - Ứng dụng: làm thiết bị đóng - ngắt tự động mạch điện khi nhiệt độ thay đổi. => Bàn là, ấm đun nước .
  28. II. BĂNG KÉP 4. Vận dụng. Băng kép được sử dụng nhiều ở các thiết bị tự động đóng – ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.
  29. BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 3. Vận dụng. Đèn báo điện Chốt Tiếp điểm Băng kép
  30. Đèn báo điện Tiếp điểm Băng kép Lá thép Lá đồng
  31. Đèn báo điện Tiếp điểm Băng kép Lá thép Lá đồng
  32. II. BĂNG KÉP 4. Vận dụng. C10. Tại sao bàn là điện lại tự động tắt khi đã đủ nóng? Trong bàn là có băng kép. Khi đủ nóng, băng kép cong lên phía trên, đẩy tiếp điểm lên làm ngắt mạch điện. Thanh đồng của băng kép ở thiết bị đóng ngắt của bàn là này nằm ở phía trên hay dưới? Thanh đồng nằm dưới.
  33. Trong thực tế sự co dãn vì nhiệt của chất rắn có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Tại sao mái tôn lại có hình lượn sóng? Để sự co dãn vì nhiệt của tôn không bị ngăn cản. Nếu sự co dãn vì nhiệt bị ngăn cản có thể làm tôn bị rách. 35
  34. Trong thực tế sự co dãn vì nhiệt của chất rắn có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Tại sao các ống kim loại dẫn hơi nóng hoặc nước nóng phải có đoạnĐể uốnkhicong ống? bị nở dài thì đoạn cong này chỉ biến dạng mà không bị gãy. 36
  35. Một ứng dụng trong đời sống hằng ngày LượngTrong thựckhôngtế hàngkhí ở bênngày.ngoàiTại sao sẽkhi róttràn vàonướcphíchnóng, rabị khỏinóng lênphíchnở, rồirađậyvànútbị lạinút ngănngay cảnthì nútsẽ haysinhbịra lựcbậtlớnra ?làmLàm thếbậtnàonút. Đểđểtránhtránh hiệnhiệntượngtượng trênnày ?ta nên để một lúc cho lượng không khí nở ra bay ra ngoài bớt rồi mới đóng (đậy) nút lại. 37
  36. TỔNG KẾT - Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. - Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. => Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
  37. CỦNG CỐ Câu 1. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng A. chất rắn nở ra khi nóng lên B. chất rắn co lại khi lạnh đi C. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng D. các chất rắn khác nhau, co dãn vì nhiệt khác nhau
  38. CỦNG CỐ Câu 2. Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự giãn nở giữa các viên gạch. B. Vì lát như thế là rất lợi gạch. C. Vì lát như thế mới hợp với mỹ quan thành phố. D. Các phương án đưa ra đều đúng.
  39. DẶN DÒ - HỌC BÀI, TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI C5,C6,C8,C9,C10 VÀO VỞ . - LÀM CÁC BÀI TẬP Ở SBT 21.1, 21.2, 21.7 → 21.12 - Xem bài 23
  40. THANK YOU
  41. Câu 1: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được. B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ. Câu 2: Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép? A. Băng kép được cấu tạo từ hai thanh kim loại có bản chất khác nhau. B. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng. C. Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng. D. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm.
  42. Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng A. làm cốt cho các trụ bê tông B. làm giá đỡ C. trong việc đóng ngắt mạch điện tự động D. làm các dây điện thoại Câu 4: Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào? A. Cong về phía sắt B. Cong về phía đồng C. Không bị cong D. Cả A, B và C đều sai Khi nung nóng, băng kép sẽ cong về phía sắt vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt, nên thanh đồng dài hơn và cong vòng về phía thanh sắt.
  43. Câu 5: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên. B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít. Câu 6: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao? A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép. B. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép. C. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép. D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
  44. Câu 7: Ba cốc thủy tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất? A. Cốc A dễ vỡ nhất B. Cốc B dễ vỡ nhất C. Cốc C dễ vỡ nhất D. Không có cốc nào dễ vỡ cả
  45. Câu 8: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc. B. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc. C. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ dãn nở vì nhiệt như nhau. D. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.
  46. Câu 1: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.  Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
  47. Câu 2: Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng? Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ.  Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
  48. Câu 3: Tại sao các tấm tôn lợp nhà không phẳng mà lại có dạng lượn sóng? Các tấm tôn có dạng lượn sóng là để tránh tác hại của sự co dãn vì nhiệt của chất rắn. + Nếu tôn lợp phẳng, khi trời nắng, tôn nở ra, bị đinh ghim chặt lại sẽ làm cản trở việc co dãn gây ra hiện tượng rách mái tôn. + Tôn ở dạng lượn sóng, mái tôn có thể co dãn thoải mái mà không bị đinh làm gián đoạn việc co dãn, giúp tôn không bị cong, vênh khi sử dụng.