Bài giảng Vật lí Khối 6 - Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ - Nguyễn Thị Hồng Vy

pptx 27 trang thanhhien97 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Khối 6 - Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ - Nguyễn Thị Hồng Vy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_khoi_6_bai_26_su_bay_hoi_va_su_ngung_tu_ngu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Khối 6 - Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ - Nguyễn Thị Hồng Vy

  1. Nước và các chất đều tồn tại ở cả 3 thể Sự nóng chảy Thể hơi ( khí) Thể rắn Thể lỏng Sự đông đặc
  2. Giáo viên:Nguyễn Thị Hồng Vy
  3. I . SỰ BAY HƠI 1. Sự bay hơi là gì? Hãy quan sát và giải thích Nước mưa trên đường nhựa đã biến đi đâu khi Mặt Trời xuất hiện sau cơn mưa?
  4. I . SỰ BAY HƠI 1. Sự bay hơi là gì? Hãy quan sát và giải thích - Sự chuyển từ thể lỏng sang Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi ở mặt thể hơi ở mặt thoáng chất lỏng thoáng của chất lỏng được gọi là sự bay hơi được gọi là sự bay hơi Chú ý: -Mọi chất lỏng đều bay hơi. Một lúc sau, những vệt nước -Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ trên bảng đã biến đi đâu? nào của chất lỏng
  5. I . SỰ BAY HƠI 1.Sự bay hơi là gì? Hãy quan sát và giải thích Hãy nêu ví dụ cho thấy nước hoặc một chất lỏng nào khác bị bay hơi. ▪ Nước mưa trên đường khi có nắng lên sẽ bay hơi , mặt đường → khô ráo ▪ Lau ướt bảng một lúc sau nước bay hơi hết → bảng khô Chất lỏng bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  6. I . SỰ BAY HƠI 1. Sự bay hơi là gì? 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi nhanh hay chậm của chất lỏng a) Quan sát hiện tượng
  7. a) Quan sát hiện tượng A - Ngoài trời nắng B - Trong bóng râm Quần áo ở hình nào khô nhanh hơn? Tốc độ bay hơi phụ thuộc → Quần áo hình A sẽ nhanh khô hơn vào yếu tố nào? Nhiệt độ ở hình nào cao hơn? → Tốc độ bay hơi phụ thuộc → Nhiệt độ ở hình A cao hơn vào nhiệt độ
  8. I . SỰ BAY HƠI 1. Sự bay hơi là gì? 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi nhanh hay chậm của chất lỏng - Nhiệt độ
  9. a) Quan sát hiện tượng A - Nơi có gió B - Nơi lặng gió Quần áo ở hình nào khô nhanh hơn? Tốc độ bay hơi phụ thuộc → Quần áo hình A sẽ nhanh khô hơn hình B vào yếu tố nào? → Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió
  10. I . SỰ BAY HƠI 1. Sự bay hơi là gì? 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi nhanh hay chậm của chất lỏng - Nhiệt độ - Gió
  11. a) Quan sát hiện tượng A - Quần áo phơi sát nhau B - Quần áo phơi cách xa nhau Quần áo ở hình nào khô nhanh hơn? Tốc độ bay hơi phụ thuộc → Quần áo hình B sẽ nhanh khô hơn hình A vào yếu tố nào? → Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng.
  12. Diện tích mặt thoáng • Là phần bề mặt chất lỏng tiếp xúc với không khí LỚN NHẤT NHỎ NHẤT Nhanh nhất Chậm nhất A B C
  13. I . SỰ BAY HƠI 1. Sự bay hơi là gì? 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi nhanh hay chậm của chất lỏng - Nhiệt độ - Gió - Diện tích mặt thoáng
  14. II . SỰ NGƯNG TỤ Sự ngưng tụ là gì? Hãy quan sát và giải thích Những giọt nước ngoài li từ đâu mà có? - Trong không khí có hơi nước. - Các giọt nước được tạo thành do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại. - Khi nhiệt độ giảm sự ngưng tụ hơi nước trong không khí xảy ra dễ dàng hơn.
  15. II . SỰ NGƯNG TỤ Sự ngưng tụ là gì? Hãy quan sát và giải thích Nước từ sông ,hồ , .sau khi bay hơi sẽ đi đâu?
  16. II . SỰ NGƯNG TỤ Sự ngưng tụ là gì? -Sự chuyển từ thể hơi sang thế lỏng của một chất gọi là sự ngưng tụ. -Khi nhiệt độ giảm, sự ngưng tụ xảy ra dễ dàng hơn. Sự bay hơi LỎNG HƠI Sự ngưng tụ
  17. III. VẬN DỤNG HĐ 11 : Khi đang nấu nước hoặc thức ăn trong nồi, nếu dùng nắp thủy tinh trong suốt đậy lại ta thường thấy nắp nồi bị mờ đục đi. Khi nhấc nắp nồi ra khỏi nồi một lúc thì nắp nồi trong suốt trở lại. Vì sao vậy? →Khi đậy nắp nồi thì hơi nước đã ngưng tụ lại thành giọt nước li ti và làm mờ đục đi. Khi nhấc nắp ra khỏi nồi thì nước trên nắp lại bay hơi đi và làm trong suốt nắp nồi.
  18. III. VẬN DỤNG Những giọt sương này từ đâu mà có? Tại sao nó chỉ xuất hiện vào ban đêm hoặc lúc gần sáng? Vào ban ngày những giọt sương lại mất dần đi? Vào ban đêm nhiệt độ không khí giảm, vì vậy hơi nước trong không khí gặp lạnh và ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây. Vào ban ngày khi trời nắng, nhiệt độ cao khiến giọt sương (nước) bay hơi giọt sương lại mất dần đi.
  19. Sự chuyển từ thể Nhiệt độ lỏng sang thể hơi ở mặt thoáng chất Gió lỏng được gọi là sự Mặt thoáng bay hơi chất lỏng Sự chuyển từ thể hơi sang thế lỏng của một chất gọi là sự ngưng tụ.
  20. Sự Bay hơi Nóng chảy Thể hơi ( khí) Thể rắn Sự Ngưng tụ Thể lỏng Đông đặc
  21. Đặc điểm nào không phải đặc điểm của sự bay hơi? • A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng • B. Xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng • C. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định
  22. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi • A. Nước trong cốc càng nhiều • B. Nước trong cốc càng ít • C. Nước trong cốc càng nóng • D. Nước trong cốc càng lạnh
  23. Hiện tượng nào sau đây không phải sự ngưng tụ? • A Sương đọng trên lá cây • B Sương mù • C Hơi nước • D Mây