Bài giảng Vật lí Lớp 11 - Bài 2: Thuyết electron, Định luật bảo toàn điện tích

pptx 35 trang thanhhien97 4450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 11 - Bài 2: Thuyết electron, Định luật bảo toàn điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_11_bai_2_thuyet_electron_dinh_luat_bao.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 11 - Bài 2: Thuyết electron, Định luật bảo toàn điện tích

  1. Bài 2: Thuyết electron Định luật bảo toàn điện tích
  2. I. Thuyết electron 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện Thông số Điện tích ▪1 e = - 1,6.10-19 C (điện tích nguyên tố âm) ▪1 p = + 1,6.10-19 C (điện tích nguyên tố dương) ▪1 n = 0 ▪Thông thường: ne = np → trung hòa ▪Khối lượng -31 ▪1 me = 9,1.10 kg ▪1 p ≈ 1 n ≈ 1,67.10-27 kg
  3. Đây là nguyên tử của nguyên tố nào? 1 Hidrogen ( ) Deuterium 4 1 Helium ( 푒) 2 2 (1 )
  4. I. Thuyết electron 2. Thuyết electron ▪ Nguyên tử có thể nhận thêm hay mất đi electron. ▪ Nguyên tử trung hòa + electron = ion âm ▪ Nguyên tử trung hòa - electron = ion dương ▪ Vật nhiễm điện (+) khi số proton > số electron. ▪ Vật nhiễm điện (-) khi số proton < số electron.
  5. II. Vận dụng 1. Giải thích về vật dẫn điện và cách điện ▪ Muốn dẫn điện → Cần những hạt mang điện (electron, ion +, ion -) chuyển động tự do (điện tích tự do) ▪ Vật dẫn điện: chứa nhiều điện tích tự do. ▪ Vật cách điện: chứa ít điện tích tự do.
  6. II. Vận dụng 2. Giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc ▪ Điện tích tự do truyền từ nơi nhiều sang nơi ít.
  7. II. Vận dụng 3. Giải thích sự nhiễm điện do hưởng ứng ▪ Điện tích tự do cùng dấu bị đẩy ra xa nhau, trái dấu bị hút lại gần nhau.
  8. III. Định luật bảo toàn điện tích ▪ Trong một hệ cô lập về điện (không trao đổi điện tích được với các vật ngoài hệ), tổng đại số của các điện tích là không đổi.
  9. Vận dụng: Ảo thuật với tĩnh điện
  10. Củng cố Câu 1: Ion âm được hình thành khi nào? a. Khi nguyên tử nhận thêm các electron. b. Khi nguyên tử nhận thêm các proton. c. Khi nguyên tử cho các electron. d. Khi nguyên tử tiếp xúc với một nguyên tử khác. ĐÚNG SAI
  11. Trong sự nhiễm điện do tiếp xúc, sau khi tiếp xúc Câu 2: với vật đã nhiễm điện và được tách ra, hai vật sẽ A. luôn trở thành các vật trung hoà về điện. B. mang điện tích có độ lớn bằng nhau. C. nhiễm điện trái dấu. D. nhiễm điện cùng dấu.
  12. - 2 điện nghiệm A và B - 1 sợi dây đồng, 1 sợi dây nhựa. - Một số dụng cụ đơn giản khác Em hãy tiến hành thí nghiệm chứng minh rằng sợi dây đồng là chất dẫn điện, sợi dây nhựa là chất cách điện. - Nối hai điện nghiệm lại với nhau bằng sợi dây đồng. Tiến hành cọ xát 1 thanh thước nhựa sau đó cho tiếp xúc với điện nghiệm A. Kim của 2 điện nghiệm đều bị lệch. - Tương tự nối 2 điện nghiệm với nhau bằng sợi dây nhựa. Tiến hành cọ xát thanh thước và cho tiếp xúc với điện nghiệm A. Chỉ có kim của điện nghiệm A bị lệch còn điện nghiệm B thì không.
  13. Các chất nào sau đây đều là chất dẫn điện? A.Dung dịch axit, không khí khô và muối chứa nhiều ion tự do. B.Dung dịch axit, không khí khô và muối chứa nhiều ion tự do. C.Dung dịch axit, bazo và muối chứa nhiều ion tự do. D.Dung dịch axit, bazo và không khí khô.
  14. Chân không dẫn điện hay cách điện? Tại sao? Chân không là chất cách điện vì trong chân không không có điện tích tự do.
  15. Có các dụng cụ sau: 1 lọ chứa muối ăn, 1 bình ắc quy, 1 bóng đèn, 3 cái tô, dây dẫn điện, 1 chai nước lọc. Em hãy đề xuất quy trình tiến hành thí nghiệm chứng tỏ muối ăn và nước lọc không dẫn điện nhưng dung dịch muối thì dẫn điện.
  16. Cho một ít muối ăn vào nước, quấy đều. Ta nối dung dịch trên với bóng đèn và bình ắc quy thành một mạch kín như hình vẽ. Kết quả đèn sáng. Tại sao đèn lại sáng? Đèn sáng vì dung dịch muối ăn dẫn điện.
  17. Dung dịch muối ăn dẫn điện vì sao? Dung dịch muối ăn dẫn điện vì muối ăn khi vào nước phân li thành các ion tự do. Chúng đều là chất dẫn điện.
  18. Dung dịch nào dưới đây không dẫn điện? A.Dung dịch muối ăn. B.Dung dịch CuSO4. C.CH3OH D.HCl CH3OH không thuộc 1 trong 3 loại axit, bazo, muối nên không thể phân li ra ion và không thể dẫn điện.
  19. Vào mùa đông, khi ta chải tóc băng lược nhựa thì thấy những sợi tóc dựng ngược lên. Vì sao lại có hiện tượng đó? Khi chải đầu thường là dùng lược bằng nhựa, chúng ta tạo ra sự ma sát giữa lược và tóc, sự ma sát này làm dịch chuyển điện tích âm từ tóc sang lược kết quả là lược mang nhiều điện tích âm hơn nên nó nhiễm điện âm, còn tóc bị mất điện tích âm nên nhiễm điện dương. Do tóc và lược nhiễm điện trái dấu nên chúng cứ muốn hút chặt lấy nhau không rời.
  20. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi.
  21. Khi cọ xát thước nhựa vào vải, do ma sát và theo thuyết electron một số electron ở bề mặt ngoài cùng của thước nhựa đã dịch chuyển sang bên vải làm thước nhựa nhiễm điện. Khi thước nhựa bị nhiễm điện nó có khả năng hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, mẩu gỗ Đó là hiện tượng nhiễm điện do A.Cọ xát B.Tiếp xúc C.Hưởng ứng
  22. Với các dụng cụ như sau: 1 quả bóng, 1 mảnh vải dày, 1 vòi nước. Em hãy đề xuất phương án thí nghiệm chứng minh hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng?
  23. Cọ xát vải vào một quả bóng bay làm cho quả bóng bay nhiễm điện, sau đó đưa lại gần một dòng nước đang chảy thẳng, ta thấy dòng nước như đang bị hút về phía của bóng bay.​ Em hãy giải thích hiện tượng trên? Khi đưa quả bóng nhiễm điện dương lại gần dòng nước đang chảy, các điện tích dương bên trong dòng nước (trung hòa về) bị đẩy ra phía xa quả bóng, còn các điện tích âm bị hút lại gần phía quả bóng, lực hút này làm dòng nước đang chảy thẳng bị uốn cong về phía quả bóng. Trong hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, các điện tích cùng dấu bị đẩy ra xa, các điện tích trái dấu dồn về một phía tạo nên lực hút tĩnh điện.
  24. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện. B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy. C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người. D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ.
  25. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện. Đây là hiện tượng nhiễm điện do A.Cọ xát B.Tiếp xúc Hưởng ứng
  26. Có các dụng cụ sau: 1 chiếc thước, một mảnh vải, các mẫu xốp nhỏ. Em hãy đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh “ một vật nhiễm điện do cọ xát”. B1: Cọ xát chiếc thước vào mảnh vải. Xé nhỏ mẫu xốp. B2: Đưa chiếc thước đã cọ xát lại gần mẫu xốp. Ta thấy chiếc thước sau khi cọ xát có thể hút được các mẫu xốp nhỏ => chiếc thước nhựa đã bị nhiễm điện do cọ xát.
  27. Em hãy giải thích vì sao khi cọ xát một chiếc thước vào dạ, ta thấy chiếc thước nhựa hút được mẫu xốp (mẫu giấy nhỏ). Khi ta dùng mảnh vải khô để cọ xát vào chiếc thước nhựa rồi đưa lại gần các mẫu thì lúc này chiếc thước nhựa đã bị nhiễm điện do cọ xát với mảnh vải khô nên nó có khả năng hút các vật khác .
  28. Có ý kiến cho rằng: “ Một vật không nhiễm điện sau khi cọ xát với một vật khác cũng không nhiễm điện thì chúng không thể nhiễm điện vì ban đầu cả 2 vật đều không nhiễm điện”. Theo em ý kiến đó đúng hay sai. - Ý kiến đó sai. Bởi vì một vật không nhiễm điện sau khi cọ xát với một vật khác thì chúng có thể nhiễm điện.
  29. Giải thích tại sao các xe chở xăng, dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường? Vì khi di chuyển xe chở xăng, dầu sẽ cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện, có thể gây ra cháy nổ nên xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường, làm cho xe không còn bị nhiễm điện nữa.
  30. Xe chạy một thời gian dài, sau khi xuống xe, sờ vào thành xe đôi lúc ta thâý như bị điện giật. Nguyên nhân: A. Bộ phận điện của xe bị hỏng. B. Thành xe cọ sát với không khí nên xe bị nhiễm điện. C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động. D. Do ngoài trời đang có cơn dông.
  31. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát có thể xảy ra ở nhiệt độ nào? A. Nhiệt độ cao B. Nhiệt độ thấp C. Nhiệt độ cơ thể người D. Bất kì nhiệt độ nào
  32. Nêu nội dung thuyết electron? *Là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các êlectron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật. *Trong một số điều kiện, nguyên tử có thể mất êlectron và trở thành ion dương. Nguyên tử cũng có thể nhận thêm êlectron và trở thành ion âm.
  33. Cho biết những ưu điểm nổi bật của thuốc diệt cỏ nhiễm điện? Các hạt thuốc nhiễm điện bị hút và phân bố đều lên lá của những bụi cây muốn tiêu diệt mà không rơi lên đất và lãng phí.
  34. Em hãy giải thích hiện tượng xuất hiện sấm , sét và chớp vào ngày mưa. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ánh sáng chớp chói lòa. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiểng nổ gọi là tiếng sấm (khi có tia lửa điện giữa hai đám mây), hoặc tiếng sét (khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất).