Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. Nhiệt kế, nhiệt giai - Vũ Thị Ái Quỳnh

ppt 29 trang buihaixuan21 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. Nhiệt kế, nhiệt giai - Vũ Thị Ái Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_6_chu_de_mot_so_ung_dung_cua_su_no_vi_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. Nhiệt kế, nhiệt giai - Vũ Thị Ái Quỳnh

  1. CHỦ ĐỀ: VẬT LÝ 6 GV: VŨ THỊ ÁI QUỲNH
  2. Em có nhận xét gì về chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa ?
  3. CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT – NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI I. Lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt. 1. Thí nghiệm. ▪ Dụng cụ: • 1 thanh kim loại (thanh thép) • 1 ốc vặn. • 1 chốt ngang. • 1 giá đỡ. • Đèn cồn
  4. 2. Trả lời câu hỏi: C1: Có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép khi nó nóng lên ? C1: Thanh thép nở ra (dài ra ) C2: Hiện tượng xảy ra với chốt ngang chứng tỏ điều gì ? C2: Khi dãn nở vì nhiệt ,nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn. C3: Bố trí thí nghiệm như hình vẽ, rồi đốt nóng thanh thép. Sau đó vặn ốc để xiết chặt thanh thép lại. Nếu dùng một khăn tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì chôt ngang cũng bị gãy. Từ đó rút ra kết luận gì?
  5. Thí nghiệm 2 C3. Nếu dùng một khăn tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì chốt ngang cũng bị gãy. Từ đó ta rút ra kết luận gì? Khi co lại vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn
  6. C4: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: a. Khi thanh thép (1) . vì lực nhiệt nó gây ra (2) rất lớn. vì nhiệt b. Khi thanh thép co lại(3) nó cũng gây ra (4) rất lớn. nở ra
  7. C5. Em có nhận xét gì về chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa? Tại sao người ta lại phải làm như thế? Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray có một khe hở nhỏ. Khi trời nóng, đường ray dài ra, do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
  8. Chỗ đường ray bị cong lên do chỗ tiếp nối 2 thanh ray không có đủ khe hở cho thanh ray nở dài
  9. C6: Em hãy quan sát gối đỡ ở hai đầu cầu của cầu thép. Hai gối đỡ đó có cấu tạo giống nhau không ? Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn ? - Hai gối đỡ có cấu tạo không giống nhau.Một gối đỡ được đặt trên các con lăn, còn gối đỡ kia thì không - Một đầu gối lên các con lăn tạo điều kiện cho cầu Các con lăn dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản. Hình 21.3
  10. - Có khoảng cách giữa các nhịp cầu 10
  11. II. Băng kép - Cấu tạo: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh tạo thành một băng kép. Ví dụ đồng và thép Thép Đồng
  12. 1. Thí nghiệm: Quan sát hình dạng băng kép nếu bị hơ nóng trong hai trường hợp sau : - Mặt đồng ở phía dưới - Mặt đồng ở phía trên 13
  13. C7: Đồng và thép nở vì nhiệt giống hay khác nhau? Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Vì vậy đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Kết luận: Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. Do tính chất này, băng kép được ứng dụng vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện (rơ-le trong đèn chớp- tắt, bàn là, nồi cơm điện ).
  14. Bàn là điện Đèn báo điện Tiếp điểm Băng kép Lá thép Lá đồng
  15. Đèn báo điện Tiếp điểm Băng kép Lá thép Lá đồng
  16. C10. Tại sao bàn là điện lại tự động tắt khi đã đủ nóng? Khi đủ nóng, băng kép cong lên về phía thanh thép, làm ngắt mạch điện Con: Mẹ ơi, cho con đi đá bóng nhé ! Mẹ : Không được đâu ! Con đang sốt nóng đây này ! Con: Con không sốt đâu ! Mẹ cho con đi nhé ! Vậy phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người con có sốt hay không?
  17. nước lạnh Nước ấm  Cảm giác của tay không thể xác định chính xác được độ nóng lạnh của một vật mà ta sờ vào nó hay tiếp xúc với nó.
  18. 1. Nhiệt kế - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Có 3 loại nhiệt kế thường dùng Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu,nhiệt kế y tế. 19 19
  19. Hình 22.5 Nhiệt kế Nhiệt kế y tế rượu Nhiệt kế thuỷ ngân
  20. Bảng 22.1. Loại nhiệt GHĐ ĐCNN Công dụng kế 0 Nhiệt kế Từ -20 C 20C Đo nhiệt độ 0 khí quyển rượu đến 50 C 0 Đo nhiệt độ Nhiệt kế Từ - 30 C 0 1 C trong các thủy 1300C đến thí nghiệm ngân Nhiệt kế Từ 350C 0,10C Đo nhiệt độ VẬT LÝ 6 0Kiêm Hươl- PTDTNT THCS huyện Kế Sách cơ thể người 21 y tế đến 42 C
  21. 2. NHIỆT GIAI (THANG ĐO NHIỆT ĐỘ * Nhiệt giai Xenxiut: Nhiệt độ của nước đá đang tan là ,00C nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C
  22. KIẾN THỨC CẦN NẮM CỦA CHỦ ĐỀ Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. •Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. Người ta ứng dụng tính chất này của Băng kép vào việc đóng –ngắt Tự động mạch điện. * Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế. * Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. * Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như : Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế, * Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C.
  23. Câu 1: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Lời giải: Khi rót nước nóng ra khỏi phích nước thì không khí ở ngoài tràn vào phích gặp nước nóng, không khí nở ra nên đẩy nút bật ra. Để tránh hiện tượng này thì khi ta rót nước xong thì để 1 lát rồi mới đậy lại lúc đó không khí lạnh tràn vào gặp nóng nở ra bay lên bớt thì đậy nút không bị bật ra nữa.
  24. Câu 2: Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? Lời giải: Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ
  25. Câu 3: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A. nhiệt kế rượu B. nhiệt kế y tế C. nhiệt kế thủy ngân D. cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được Lời giải: Chọn C Vì băng phiến nóng chảy ở 80oC mà nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo là 130oC.
  26. Câu 4: Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh? Lời giải: Do thủy ngân (là chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh (là chất rắn).
  27. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ ở trang 67 SGK. - Làm bài tập 21.1 đến 21.5 trang 26 SBT. - Đọc trước bài “ Sự nóng chảy và đông đặc”