Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất - Lê Hoàng Nam

pptx 19 trang buihaixuan21 5710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất - Lê Hoàng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_6_chu_de_su_no_vi_nhiet_cua_cac_chat_le.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất - Lê Hoàng Nam

  1. DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN - LỎNG - KHÍ MÔN: VẬT LÍ 6 GIÁO VIÊN: LÊ HOÀNG NAM
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Tháp Epphen làm bằng thép, cao 320m, do kỹ sư người Pháp tên là Epphen thiết kế. Tháp được xây dựng vào năm 1889 tại quảng trường Mars, nhân dịp hội chợ Epphen ( 1832 – 1923 ) quốc tế lần thứ nhất tại Pari. Hiện nay tháp được dùng làm trung tâm phát thanh và truyền hình và là điểm du lịch nổi tiếng của nước Pháp.
  4. 10 cm Các phép đo chiều cao tháp vào ngày 01/01/1890 01/01/1890 và ngày 01/ 07/ 1890 01/07/1890 cho thấy, trong vòng 06 tháng tháp cao thêm hơn 10cm. Tại sao lại có sự kì lạ đó? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được hay sao? BT
  5. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn a/ Dụng cụ thí nghiệm: b/ Dự đoán hiện tượng : - Quả cầu sau khi được đun nóng bằng ngọn lửa đèn cồn có lọt qua vòng kim loại nữa không? - Quả cầu sau khi được nhúng Nhiệm vụ: vào nước lạnh có lọt qua vòng - Nghiên cứu nội dung thí nghiệm kim loại nữa không?. H18.1(SGK/58) - Dự đoán hiện tượng xảy ra. - Quan sát thi nghiệm nhận biết hiện tượng xảy ra và ghi lại kết quả.
  6. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn * kết luận: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: - nóng lên a, Thể tích quả cầu (1). tăng khi quả cầu nóng lên - lạnh đi b, Thể tích quả cầu giảm khi - tăng quả cầu (2) lạnh đi . - giảm
  7. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn Bảng ghi độ tăng chiều dài của các kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 50 C Nhôm 0,12cm Đồng 0,086cm Sắt 0,06cm
  8. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng a/ Dụng cụ thí nghiệm: b/ Dự đoán hiện tượng : - Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Nhiệm vụ: - Có hiện tượng gì xảy ra với - Nghiên cứu nội dung thí nghiệm mực nước trong ống thủy tinh H19.1(SGK/60) khi ta đặt bình vào chậu nước - Dự đoán hiện tượng xảy ra. - Quan sát thí nghiệm để kiểm tra dự lạnh? đoán, ghi lại kết quả thí nghiêm.
  9. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Khi đặt bình vào chậu nước nóng thì mực nước trong ống thủy tinh dâng lên, vì nước trong bình nóng lên, nở ra - Khi đặt bình vào chậu nước lạnh thì mực nước trong ống thủy tinh hạ xuống, vì nước trong bình lạnh đi, co lại.
  10. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ Quan sát TN về sự nở vì nhiêt của các chất lỏng khác nhau
  11. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng * Kết luận: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: a) Thể tích của nước trong bình (1) . khi nóng lên, ( 2 ) khi lạnh đi. b)Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3) . không giống nhau giống nhau giảm tăng
  12. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 3. Sự nở vì nhiệt của chất khí * Thí nghiệm H 20.2(chất khí) a) Dụng cụ thí nghiệm b) Dự đoán hiện tượng. * Có hiện tượng gì với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi ta áp tay vào bình và khi ta thôi không áp tay vào bình ? Nhiệm vụ: - Nghiên cứu nội dung thí nghiệm H20.1; 20.2 (sgk/62). - Dự đoán hiện tượng xảy ra. - Quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại.
  13. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 3. Sự nở vì nhiệt của chất khí - Khi ta áp tay vào bình thì giọt nước đi lên, chứng tỏ thể tích khôngkhí trong bình tăng, do không khí nóng lên và nở ra. - Khi ta thôi không áp tay thì giọt nước đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm, do không khí lạnh đi và co lại.
  14. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. Bảng ghi độ tăng thể tích của 1000cm3 của một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500 C. Chất khí Chất lỏng Chất rắn Không khí: 183cm3 Rượu: 58cm3 Nhôm: 3,45cm3 Hơi nước: 183cm3 Dầu hỏa: 55cm3 Đồng: 2,25cm3 Khí Oxi: 183cm3 Thủy ngân: 9cm3 Sắt: 1,80cm3
  15. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. 3. Sự nở vì nhiệt của chất khí * Kết luận: Rút ra kết luận: chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a) Thể tích khí trong bình (1) khi khí nóng lên b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2) . c) Chất rắn nở ra vì nhiệt (3) , chất khí nở ra vì nhiệt (4) . giảm tăng lạnh đi nóng lên nhiều nhất ít nhất
  16. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ II .Kết luận chung - Các chất rắn,lỏng, khí nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi - Các chất rắn khác nhau, các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
  17. CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, LỎNG VÀ KHÍ III .Vận dụng
  18. 10 cm Các phép đo chiều cao tháp vào ngày 01/01/1890 01/01/1890 và ngày 01/ 07/ 1890 01/07/1890 cho thấy, trong vòng 06 tháng tháp cao thêm hơn 10cm. Tại sao lại có sự kì lạ đó? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được hay sao? BT
  19. CHÀO TẠM BIỆT TRƯỜNG THCS TÂY SƠN QUẬN HẢI CHÂU ĐN