Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Dòng điện, chiều dòng điện. Chất dẫn điện và chất cách điện - Sơn Thái An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Dòng điện, chiều dòng điện. Chất dẫn điện và chất cách điện - Sơn Thái An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_7_chu_de_dong_dien_chieu_dong_dien_chat.pptx
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Dòng điện, chiều dòng điện. Chất dẫn điện và chất cách điện - Sơn Thái An
- Chủ đề DÒNG ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN (tích hợp 3 bài: 19, 20 và 21 SGKVL7 theo tinh thần giảm tải nội dung của Bộ GD&ĐT vì dịch COVID-19) Người soạn: Sơn Thái An thaian79ah2@gmail.com Đơn vị: THCS Thạnh Thới An, Trần Đề, Sóc Trăng
- Nội dung chủ đề gồm các nội dung Phần 1. Khởi động Phần 2. Hình thành kiến thức Phần 3. Luyện tập và vận dụng Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức:
- HS học từ nội dung Phần 1. Khởi động Phần 2. Hình thành kiến thức Phần 3. Luyện tập và vận dụng Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức
- Phần 1. Khởi động NHỚ LẠI KIẾN THỨC CŨ. - Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sang bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. - Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau
- - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êléctrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êléctrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êléctrôn.
- Trong thí nghiệm hình 17.2 tại sao bóng đèn bút thử điện lại sáng ? Nếu thay mãnh tôn phẳng bằng mãnh giấy bìa cứng hoặc bằng tấm nhựa phẳng thì bóng đèn của bút thử điện có sáng không? Hãy ghi câu trả lời (dự đoán) của em vào vở và đối chiếu lại khi ta học song chủ đề nhé!
- Phần 2. Hình thành kiến thức I – Dòng điện C1. Quan sát và tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước Làm nhiễm điện mảnh Đóng khóa, đổ phim nhựa bằng cọ xát nước vào bình a. Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước .trong bình.
- b. Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước .chảy từ bình A xuống bình B.
- C2. Khi nước ngừng chảy, ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. Đèn bút thử điện ngừng sáng, ta phải cọ xát mảnh phim nhựa này lần nữa để đèn này lại sáng.
- Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích quadịch chuyển nó. Kết luận Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Các thiết bị, dụng cụ điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
- II – Nguồn điện Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Kí hiệu ở hai cực Acquy là cực dương (+), cực âm ( - ) hình19.2 Ắcquy Pin tiểu Pin vuông Pin đại Pin cúc áo
- Nhà máy thủy điện Nhà máy nhiệt điện Điện gió Pin mặt trời
- Mạch điện có nguồn điện a. Mắc mạch điện gồm: Công tắc. Nguồn điện. Dây dẫn điện. Bóng đèn.
- Đóng công tắc, nếu đèn không sáng, ngắt công tắc và kiểm tra: - Dây tóc bóng đèn. - Phần tiếp xúc giữa đui đèn với đế đèn, giữa các đầu dây điện với các chốt nối. - Dây dẫn - Nguồn điện (pin)
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
- III – Chất dẫn điện và chất cách điện Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. Chất dẫn điện dùng làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện dùng làm các vật hay các bộ phận cách điện.
- Quan sát và nhận biết 1.Các bộ phận dẫn điện là: Dây tóc Dây trục Hai đầu dây đèn Lõi dây Hai chốt cắm 2.Các bộ phận cách điện là: Trụ thủy tinh Thủy tinh đen Vỏ dây Vỏ nhựa của phích cắm
- Sơ đồ mạch điện thí nghiệm kiểm tra vật dẫn điện và vật cách điện Hình 20.2 HS truy cập vào:
- Những vật liệu thường dùng làm vật dẫn điện: đồng, nhôm, chì, bạc Những vật liệu thường dùng làm vật cách điện: nhựa, sứ, cao su, thủy tinh Bình thường không khí là chất cách điện. Ví dụ: Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng.
- IV – Dòng điện trong kim loại 1. Êlectron tự do trong kim loại a) Các kim loại là các chất dẫn điện. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử (gồm hạt nhân mang điện tích dương và êléctrôn mang điện tích âm) b) Trong kim loại có các êlectron thoát ra khỏi nguyên tử chuyển động tự do gọi là các êlectrong tự do. Hình 20.3
- Kí hiệu biểu diễn êlectrôn tự do. Kí hiệu biểu diễn phần còn lại của nguyên tử, chúng mang điện tích dương vì bị m .ất bớt êlectrôn
- 2. Dòng điện trong kim loại Khi nối dây dẫn vào mạch điện kín thì các êlectrôn bị cực âm đẩy và bị cực dương hút (dịch chuyển theo một chiều từ âm sang dương) Hình 20.4
- 2. Dòng điện trong kim loại - - - - - - - + pin - Kết luận: Các êlectron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
- IV – Sơ đồ mạch điện Cấu tạo mạng điện trong nhà Sơ đồ mạng điện trong nhà
- Trong thực tế với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong gia đình, mạch điện trong xe máy, ôtô, Các thợ điện căn cứ vào đâu để mắc mạch điện đúng như yêu cầu cần có ?
- a. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện Nhằm mô tả đơn giản các mạch điện và lắp (mắc) một mạch điện đúng theo yêu cầu người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ.
- b. Sơ đồ mạch điện K _ + Sơ đồ mạch điện hình 19.3
- Kết luận: Mạch điện có thể mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
- V. Chiều dòng điện ❖Quy ước về chiều dòng điện Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. + - Dòng điện cung cấp bởi ắc quy hay pin có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều.
- Theo quy ước: chiều dòng điện ngược với chiều chuyển động của các êléctrôn tự do trong dây dẫn.
- GHI NHỚ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Các thiết bị, dụng cụ điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Kí hiệu ở hai cực Acquy là cực dương (+), cực âm ( - ) Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
- GHI NHỚ ❖Quy ước về chiều dòng điện Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
- Phần 3. Luyện tập và vận dụng Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. B. Dòng điện là dòng các êléctrôn chuyển dời có hướng. C. Dòng điện là dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng D. Dòng điện là dòng điện tích Chọn A Đáp án
- Câu 2. Chọn câu trả lời sai? Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi: A. Có dòng điện chạy qua B. Có các hạt mang điện chạy qua C. Có các dòng êlectrôn chạy qua D. Chúng bị nhiễm điện Chọn D Đáp án
- Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. B. Vật nào nhiễm điện thì vật đó là nguồn điện C. Hai cực của Pin hay ắcquy là cực dương (+) và cực âm (-) D. Nguồn điện là thiết bị dung để cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dung điện hoạt động. Chọn B Đáp án
- Câu 4. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn thanh nhựa C. Một đoạn ruột bút chì D. Thanh thủy tinh Chọn C Đáp án
- Câu 5. Chọn câu phát biểu sai? Vật dẫn điện là vật A. cho dòng điện đi qua B. cho êlectrôn đi qua C. cho điện tích đi qua D. có khả năng nhiễm điện Chọn D Đáp án
- Câu 6. Vật nào dưới đây không có các êlectrôn tự do? A. Một đoạn dây nhựa B. Một đoạn dây thép C. Một đoạn dây đồng D. Một đoạn dây nhôm Chọn A Đáp án
- Câu 7. Chiều dòng điện là chiều A. chuyển dời có hướng của các điện tích B. dịch chuyển của các êlectrôn C. từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện D. từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện Chọn C Đáp án
- Câu 8. Chọn câu phát biểu sai Sơ đồ mạch điện có tác dụng là: A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu. B. Nhờ đó các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch. C. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện. D. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế. Chọn B Đáp án
- Câu 9. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( ) a. Các điện tích có thể dịch chuyển qua vật dẫn điện (vật liệu dẫn điện, chất dẫn điện) b. Các điện tích không thể dịch chuyển qua vật cách điện (vật liệu cách điện, chất cách điện) c. Kim loại là chất dẫn điện vì trong đó có các êlectrôn .tự do có thể dịch chuyển có hướng. d. Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra . Trong trường hợp này không khí là chất dẫn điện Đáp án
- Câu 10. Điền chữ Đ (ý đúng) hoặc S (ý sai) vào ô vuông Ǭ thích hợp a. Trong các kim loại có rất nhiều êlectrôn tự do Đ b. Không khí không bao giờ cho dòng điện chạy qua S c. Kim loại không cho điện tích dịch chuyển qua nó S Đáp án
- Trả lời lại các câu hỏi phần vận dụng C4, C6 trang 54 C4. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua nó. - Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua nó. Đáp án
- C6. Một đầu của đinamô chạm vào bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thì đinamô hoạt động như nguồn điện. Núm vỏ trục Nam NSNSN châm Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi Bóng sắt non đèn Mô hình đinamô xe đạp
- Phần 4. Tự học mở rộng kiến thức * Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình đổi chiều liên tục và được gọi là dòng điện xoay chiều; nếu vô ý để dòng điện này truyền qua cơ thể người sẽ có thể nguy hiểm tới tính mạng!
- * Đinamô ở xe đạp là nguồn điện xoay chiều. Đường dây 2 Đèn Dây 2 (khung xe) Dây 1 Đường dây 1 Đinamô Đinamô Mạch điện xe đạp dùng đinamô