Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Dòng điện, nguồn điện. Chất dẫn điện, chất cách điện - Trường THCS Tân Phú Trung

pptx 19 trang buihaixuan21 3410
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Dòng điện, nguồn điện. Chất dẫn điện, chất cách điện - Trường THCS Tân Phú Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_7_chu_de_dong_dien_nguon_dien_chat_dan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Dòng điện, nguồn điện. Chất dẫn điện, chất cách điện - Trường THCS Tân Phú Trung

  1. Chào mừng các em học sinh tham dự tiết học Vật Lý 7. Page ▪ 1
  2. Page ▪ 2
  3. - Có hai loại điện tích đó là điện tích âm và Hai loại điện tích dương. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích điện tích. + Vật nhiễm điện dương được gọi là vật mang điện tích dương (+). + Vật nhiễm điện âm được gọi là vật mang điện tích âm (-) - Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. - Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Page ▪ 3
  4. Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử rất nhỏ, mỗi nguyên tử lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn. - Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương (+). - Chuyển động xung quanh hạt nhân là các electron mang điện tích âm (-) tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. - Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. - Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trongPage ▪ 4 cùng một vật hay từ vật này sang vật khác.
  5. Tình huống đầu bài Chúng ta đều biết công dụng của các thiết bị điện như hình bên, Máy phát điện nhưng chúng chỉ hoạt Pin mặt trời động khi được liên kết với nguồn điện và có dòng điện chạy qua. Vậy nguồn điện, dòng điện, và tại sao khi chạm vào lớp vỏ lại không bị giật nhưng chạm vào lõi bên trong lại bị giật? Ổ điện trong gia đình Page ▪ 5
  6. Tiết 22 Chủ đề tích hợp I Dòng điện II Nguồn điện III Chất dẫn điện – Chất cách điện IV Vận dụng Page ▪ 6
  7. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN I. DÒNG ĐIỆN HĐ1: Tiến hành thí nghiệm Sử dụng máy phát tĩnh điện Wimshurst (đã được sử dụng ở các bài trước), quay tay quay của nó để quả cầu tích điện. Dùng kềm kẹp một đầu của bóng đèn neon nhỏ, chạm đầu kia của bóng đèn vào quả cầu. Quan sát trên hình ta thấy: * Hình a: khi chưa quay tay quay đèn không phát sáng * Hình b: khi quay tay quay đèn phát sáng → bóng đèn sáng khi có các điện tích dịch chuyển qua nó. Khi này, ta nói có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hình a Hình b Page ▪ 7
  8. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN I. DÒNG ĐIỆN - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Các dụng cụ điện khi có dòng điện chạy qua chúng mới có thể hoạt động. Ví dụ: Bóng đèn điện khi cắm điện vào, dòng điện chạy qua đèn làm bóng đèn sáng lên. Page ▪ 8
  9. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN Để duy trì dòng điện trong các thiết bị điện một thời gian dài, ta cần nối chúng với nguồn điện. Vậy nguồn điện là gì? Hãy quan sát các nguồn điện sau đây. Page ▪ 9
  10. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN Máy phát điện Pin mặt trời Đinamô xe đạp Ổ lấy điện trong gia đình Page ▪ 10
  11. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN Page ▪ 11
  12. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN II. NGUỒN ĐIỆN - Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện để các dụng cụ đó hoạt động bình thường. Ví dụ: Pin, acquy, máy phát điện - Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương (+) và cực âm (-). - Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. Ví dụ: Hình vẽ bên là một mạch điện kín gồm: + Cầu dao: thiết bị đóng - ngắt mạch điện. + Nguồn điện: Pin có cực âm (-), cực dương (+). + Bóng đèn: Vật tiêu thụ điện. + Dây nối: Dây đồng. Page ▪ 12
  13. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN Vì sao chúng ta có thể chạm vào vỏ ngoài các thiết bị điện, nhưng lại được khuyến cáo không được phép chạm vào lõi điện vì rất nguy hiểm, vậy chúng có được làm từ các vật liệu như nhau? Page ▪ 13
  14. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN III. CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ: Các kim loại ( bạc, đồng, nhôm, chì, ), các dung dịch muối, axit, kiềm, nước thường dùng - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: Nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh, Page ▪ 14
  15. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI - Trong kim loại có rất nhiều các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong đó. Các electron này được gọi là các electron tự do. - Dòng điện trong kim loại có rất nhiều các electron tự do dịch chuyển có hướng. -Trong mạch điện kín có dòng điện chạy qua, các electron tự do trong kim loại bị cực âm đẩy đồng thời bị cực dương hút. → Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Page ▪ 15
  16. Chủ đề: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN–CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN IV. VẬN DỤNG 1.Hãy kể tên các dụng cụ hay thiết bị điện hình dưới đây và cho biết chúng sử dụng nguồn điện là gì? 2. Ở nhiều xe đạp có bộ phận là nguồn điện gọi là đinamô tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn. Page ▪ 16
  17. CỦNG CỐ Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Thế nào là chất dẫn điện? Cho ví dụ? Thế nào là chất cách điện? Cho ví dụ? Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của loại hạt nào? Page ▪ 17
  18. DẶN DÒ ✓ Học bài . ✓ Làm bài tập ở phần vận dụng vào vở. ✓ Đọc thế giới quanh ta trang 118 và 125 STLDH. ✓Sau khi học xong làm bài kiểm tra 15 phút. Page ▪ 18
  19. Cảm ơn các em đã xem bài giảng, chúc các em học tập thật tốt trong giai đoạn này nhé! Hãy nhớ làm và nộp bài kiểm tra 15 phút ngay cho cô nhé! Page ▪ 19