Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Trịnh Văn Bửu

ppt 18 trang buihaixuan21 3560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Trịnh Văn Bửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_8_bai_19_cac_chat_duoc_cau_tao_nhu_the.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Trịnh Văn Bửu

  1. Chào mừng quý thầy cô về dự giờ của lớp 8A2 KT LỚP 8 TRỊNH VĂN BỬU – THCS THANH TÙNG
  2. Chương II: NHIỆT HỌC * Các chất được cấu tạo như thế nào? * Nhiệt năng là gì? Có mấy cách truyền nhiệt năng? * Nhiệt lượng là gì? Xác định nhiệt lượng như thế nào? * Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào?
  3. CÂUNỘI DUNGHỎI THẢO THẢO LUẬN LUẬN(3p) 1. VàoCách thời đây điểm hơn hainào nghìn người năm ta đã người nghĩ tarằng đã vậtnghĩ rằngchất khôngvật ch ấtliềnđược một cấu khối? tạo từ các hạt riêng biệt. 2. NhưngVậy đếnmãikhichonàođếnmớiđầuchứngthế kỉminhXX mớiđượcchứngcác minhchất đượcđượccấuđiềutạonàytừ. các hạt riêng biệt? 3. Những hạt riêng biệt nàyđó được được gọi gọi là là gì? nguyên tử, phân tử.
  4. Vậy tại sao các chất lại trông có vẻ như liền một khối? Vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé, nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối!
  5. Thì ra vật chất không liền một khối mà được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Người ta gọi chúng là nguyên tử và phân tử. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.
  6. Để quan sát nguyên tử và phân tử, người ta dùng kính hiển vi hiện đại.
  7. NGUYÊN TỬ SILIC NGUYÊN TỬ SẮT
  8. Các em có biết phân tử nhỏ như thế nào không? Em hãy tưởng tượng nếu mỗi vật đều lớn lên gấp một triệu lần. Thì khi đó con muỗi sẽ trở thành con vật khổng lồ dài tới 10km thì kích thước của mỗi phân tử vẫn chưa lớn bằng một dấu chấm (.) đó các em ạ!
  9. Bài tập: Một học sinh cho rằng: Nếu đập nát một viên phấn thành những hạt rất nhỏ thì đó chính là những nguyên tử, phân tử cấu tạo nên viên phấn. Theo em, ý kiến đó có đúng không? Tại sao? Trả lời Ý kiến như vậy là không đúng. Các hạt nhỏ đó chưa thể gọi là các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên viên phấn. Thực chất chúng chỉ là những phần tử nhỏ, còn các nguyên tử, phân tử có kích thước rất rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được.
  10. NGUYÊN TỬ SILIC
  11. Hãy lấy 50cm3 đường đổ vào vào 50cm3 đậu rồi lắc nhẹ xem có được 100cm3 hỗn hợp đường và đậu không? Hãy giải thích tại sao? Trả lời:Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn 100cm3. Vì giữa các hạt đậu có khoảng cách nên khi đổ đường vào đậu, các hạt đường đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của đường và đậu.
  12. Như vậy: Khi đổ 50cm3 nước vào 50cm3 muối thì thu được hỗn hợp nước muối luôn nhỏ hơn 100cm3 vì các nguyên tử, phân tử nước và muối chen vào khoảng cách của nhau. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
  13. Bài 1: Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối thì nước không tràn ra ngoài. Giải thích tại sao? Trả lời Vì các phân tử muối tinh có đủ thời gian xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì vậy thể tích hỗn hợp nước muối tăng không đáng kể và do đó ta thấy nước không tràn ra ngoài.
  14. Bài 2: Tại sao quả bóng cao su hay quả bóng bay bơm căng được buộc thật chặt vẫn cứ ngày một xẹp dần?
  15. Trả lời Vì: - Thành bóng được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. - Các phân tử không khí ở trong quả bóng có thể chui qua khoảng cách này mà ra ngoài làm cho quả bóng xẹp dần.
  16. Thể rắn Thể lỏng Thể khí
  17. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ - Học bài và làm bài tập từ 9.1 đến 9.6 sbt. - Giải thích một số hiện tượng có liên quan. - Chuẩn bị bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
  18. Chúc quý thầy cô có một ngày làm việc thật tốt. Chúc các em học sinh luôn học giỏi.