Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu. Bức xạ nhiệt - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu. Bức xạ nhiệt - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_8_bai_23_doi_luu_buc_xa_nhiet_nam_hoc_2.pptx
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu. Bức xạ nhiệt - Năm học 2019-2020
- ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
- Hãy nêu sự giống và khác nhau trong hai thí nghiệm ? Hình 22.3 Play Play Hình 23.1
- Quan sát thí nghiệm (hình 23.2). Thảo luận theo bàn trả lời C1 và C2 C1:Nước màu di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống C2: Nước nóng có trọng lượng riêng nhỏ hơn nên nổi lên trên, nước lạnh ở trên có trọng lượng riêng lớn hơn => chìm xuống dưới Hình 23.2
- Ở bài trước ta đã biết khi đun nóng miệng ống nghiệm chứa nước đến lúc sôi, cục sáp ở đáy ống vẫn không nóng chảy. Tuy nhiên, nếu đặt cục sáp ở trong nước tại miệng ống nghiệm và đun nóng đáy ống nghiệm thì chỉ trong một thời gian ngắn cục sáp đã nóng chảy. Hãy giải thích vì sao? Trong trường hợp này, nước đã truyền nhiệt bằng cách nào? Play Hình 23.1
- C4: Khi đốt nến, không khí ở quanh ngọn nến nóng lên, di chuyển lên trên, dòng không khí lạnh ở bên kia tấm bìa theo khe hở sang phía ngọn nến kéo theo cả khói hương
- C5: Tại sao muốn đun nóng chất khí và chất lỏng phải đun từ phía dưới lên ? Phải đun nóng từ phía dưới để phần nước (khí ) ở phía dưới nóng lên, nở ra, nhẹ đi và đi lên phía trên, phần nước(khí) ở phía dưới nặng nên đi xuống phía dưới. Cứ thế tạo thành dòng đối lưu. C6: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không ? Tại sao ? Không, vì trong chân không không có vật chất, ở chất rắn thì các phân tử nguyên tử không chuyển động hỗn độn nên không thể tạo thành các dòng đối lưu
- Tủ lạnh ngăn đá trên sử dụng hệ thống làm lạnh đơn gồm 1 quạt thổi gió đặt tại ngăn đông đá. Bên cạnh đó, tủ áp dụng nguyên tắc làm lạnh đối lưu không khí, luồng khí lạnh sẽ luân chuyển từ nơi có nhiệt độ thấp đến cao
- Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu.
- Ống thông gió tròn đặt trên mái nhà để tạo sự đối lưu không khí.
- Vòi rồng do hiện tượng đối lưu tạo ra Sức tàn pha của vòi rồng xảy ra tại Mỹ
- Phần lớn khoảng không gian giữa Trái Đất và Mặt Trời là chân không. Nhưng sự dẫn nhiệt và đối lưu không thể diễn ra trong chân không. Vậy nhiệt năng của Mặt Trời có thể truyền đến Trái Đất bằng cách nào?
- Hãy quan sát thí nghiệm Mô tả hiện tượngxảy ra với giọt nước màu? A B Play Hà duy chung
- C7: Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì ? C8: Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì? C9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu hay không?
- ĐỐI LƯU BỨC XẠ NHIỆT Bức xạ nhiệt là sự Đối lưu là sự truyền truyền nhiệt bằng nhiệt bằng các dòng các tia nhiệt đi chất lỏng hoặc chất khí thẳng. . Chủ yếu ở môi Chủ yếu ở trường: chất lỏng và môi trường: chất khí. chân không
- C10: Tại sao trong thí nghiệm hình 23.4 bình chứa không khí lại được phủ muội đen? C11: Tại sao vào mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
- C12: Chân Chất Rắn Lỏng Khí không Hình thức Đối lưu và Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ nhiệt truyền bức xạ nhiệt nhiệt
- Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng. Tại các nước lạnh, vào mùa đông có thể sử dụng các tia nhiệt của mặt trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính.
- * Phích (bình thuỷ) là một bình thuỷ tinh hai lớp. Giữa hai lớp thuỷ tinh này là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của hai lớp thuỷ tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Phích được đậy nút thật kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài. Nhờ đó mà phích giữ được nước nóng lâu dài.