Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu. Bức xạ nhiệt - Nguyễn Thanh Phong

ppt 34 trang buihaixuan21 5470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu. Bức xạ nhiệt - Nguyễn Thanh Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_8_bai_23_doi_luu_buc_xa_nhiet_nguyen_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 23: Đối lưu. Bức xạ nhiệt - Nguyễn Thanh Phong

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Dẫn nhiệt là gì ? VD minh họa? Câu 2: So sánh tính dẫn nhiệt của: chất rắn, chất lỏng, chất khí? Trả lời - Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. - Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
  2. NướcNước ở ở miệng miệng ống ống sôi sôi thì nhưng cục sáp ở đáycục sápống khôngnghiệm bị có nóng bị nóng chảy. chảy không? Miếng sáp Hình 22.3
  3. ChỉNước trong sôi thì thời cục giansáp ngắn ở miệng cục ốngsáp nghiệmđã nóng có chảy. bị nóng chảy không? Miếng sáp Hình 23.1
  4. Trong thí nghiệm trên: - Khi đun nước ở phần miệng ống nghiệm thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy. - Khi đun nước ở phần đáy ống nghiệm thì cục sáp ở miệng ống nghiệm bị nóng chảy. Vậy trong trường hợp này, nước đã truyền nhiệt bằng cách nào? Bài học hôm nay sẽ cho ta câu trả lời.
  5. Bài 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
  6. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT I. Đối lưu 1. Thí nghiệm Nhiệt kế - Đặt một gói nhỏ đựng hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng Play đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím (H.23.2). Thuốc tím - Quan sát hiện tượng xảy ra. Hình 23.2
  7. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT I. Đối lưu 1. Thí nghiệm: (SGK/ H23.2) Nhiệt kế 2. Trả lời câu hỏi C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ Pla trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương ? y Thuốc tím Trả lời: C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên, rồi từ trên xuống. Hình 23.2
  8. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT I. Đối lưu 1. Thí nghiệm: (SGK/ H23.2) 2. Trả lời câu hỏi C2: Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới ? Trả lời: C2: Lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
  9. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT I. Đối lưu 1. Thí nghiệm: (SGK/ H23.2) 2. Trả lời câu hỏi C3: Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên? Trả lời: C3: Nhờ số chỉ của nhiệt kế.
  10. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT 3. Vận dụng Trả lời: Hương C4: Trong thí nghiệm Cở4:H23Khi.3, khiđốtđốt nếnnến, khôngvà hươngkhítaởthấygầndòngngọn Bìa nếnkhóinónghươnglên,đinởtừ ra,trêndi chuyểnxuống vònglên trênqua. Dòngkhe khônghở giữakhí miếnglạnh ở bìabên kiangăntấmvà bìađáy dicốcchuyểnrồi đi xuốnglên phíadướingọnvòngnếnqua. kheHãyhởgiảisangthíchphía hiệnngọn Nến nếntượngrồitrên?đi lên. Hình 23.3
  11. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT Trả lời: C5. Tại sao muốn đun C5. Để phần ở dưới nóng lên nóng chất lỏng và chất trước đi lên, phần ở trên khí phải đun từ phía chưa được đun nóng đi dưới? xuống dưới tạo thành dòng đối lưu. C6. Trong môi trường C6. Không, vì trong môi chân không và trong trường chân không cũng chất rắn có xảy ra đối như trong chất rắn không lưu không? Tại sao? thể tạo thành các dòng đối lưu.
  12. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT  Kết luận: - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. - Đối lưu là hình thức truyền chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
  13. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT ❖Ví dụ: - Khi đun nước nóng ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình. - Các ngôi nhà thường có cửa sổ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối lưu trong không khí.
  14. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT GDBVMT: Sống và làm việc trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức khó chịu. - Biện pháp: + Tại nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để lưu thông không khí dễ dàng (bằng các ống khói, hoặc các quạt thông gió, .) + Khi xây dựng nhà ở cần chú ý mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
  15. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT Ngoài lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, khoảng không gian giữa Trái Đất và Mặt Trời là khoảng chân không. Trong khoảng chân không này không có sự dẫn nhiệt và sự đối lưu. Vậy năng lượng của Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
  16. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT II. Bức xạ nhiệt 1. Thí nghiệm A B Không khí Bình tròn Đèn cồn Hình 23.4
  17. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT II. Bức xạ nhiệt 1. Thí nghiệm 2. Trả lời câu hỏi C7. Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì? Trả lời: C7: Không khí trong bình đã nóng lên và nở ra.
  18. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT II. Bức xạ nhiệt 1. Thí nghiệm 2. Trả lời câu hỏi C8: Giọt nước màu dịch C8: Không khí trong chuyển trở lại đầu A bình đã lạnh đi. Miếng chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã ngăn không cho gỗ đã có tác dụng gì? nhiệt truyền từ đèn sang bình. Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ đèn đến bình theo đường thẳng.
  19. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT II. Bức xạ nhiệt 1. Thí nghiệm 2. Trả lời câu hỏi C9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao ? Trả lời: C9: Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém. Cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
  20. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT Qua thí nghiệm cho thấy khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
  21. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT  Kết luận: - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở chân không.
  22. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT ❖Ví dụ: - Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. - Cảm giác nóng khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng.
  23. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT GDBVMT: Nhiệt truyền từ Mặt Trời qua các cửa làm nóng không khí trong nhà và các phòng. Biện pháp: - Tại các nước lạnh về mùa đông có thể sử dụng các tia nhiệt để sưởi ấm. - Tại các nước ở xứ nóng nhà không nên làm nhiều cửa kính, nên trồng nhiều cây quanh nhà.
  24. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT III. Vận dụng: C10. Tại sao trong TN ở C10. Để tăng khả hình 23.4 bình chứa năng hấp thụ tia không khí lại được phủ nhiệt muội đèn? C11. Tại sao về mùa hè C11. Để giảm sự ta thường mặc áo màu hấp thụ các tia trắng mà không mặc áo nhiệt màu đen?
  25. Thứ 3, ngày 15 tháng 03 năm 2016 Tiết 28 Bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT III. Vận dụng: C12. Hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng 23.1 Chân Rắn Lỏng Khí Chất không Hình thức Bức xạ truyền nhiệt Dẫn nhiệt Đối lưu Đối lưu nhiệt chủ yếu Bảng 23.1
  26. Câu 1: Đối lưu là hình thức truyền 10954123768 nhiệt xảy ra trong môi trường nào? A Chất rắn B Chất lỏng C Chất khí D Cả B và C đúng
  27. 10954123768 Câu 2: Bức xạ nhiệt là: A Hình thức truyền nhiệt theo nhiều phương Hình thức truyền nhiệt bằng B các tia nhiệt đi thẳng Hình thức không truyền C nhiệt D Cả B và C đúng
  28. Bài tập Hãy chọn câu trả lời đúng : Câu1 Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A.Chỉ ở chất lỏng B. Chỉ ở chất khí C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất rắn Câu 2 Có bao nhiêu cách truyền nhiệt giữa các vật? A.1 cách C. 3 cách B. 2 cách D. 4 cách
  29. Hướng dẫn về nhà: • Về nhà học bài theo vở ghi + SGK • Làm các bài tập trong SBT • Học thuộc đề cương, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
  30. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !!!