Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2 Nhiệt học - Trường THCS Trương Văn Trì

ppt 19 trang buihaixuan21 5560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2 Nhiệt học - Trường THCS Trương Văn Trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_8_bai_29_cau_hoi_va_bai_tap_tong_ket_ch.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2 Nhiệt học - Trường THCS Trương Văn Trì

  1. KIỂM TRA 15’ Câu 1: Dẫn nhiệt là gì ? Nêu tính dẫn nhiệt của các chất Câu 2:Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng? Hãy giải thích đáp án em đã chọn? A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí. B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí. C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.
  2. I/. ÔN TẬP LÍ THUYẾT 1/. Công suất được xác định như thế nào? Viết công thức tính công suất và đơn vị các đại lượng trong công thức. TL : ➔ Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. ➔ Công thức tính công suất: Trong đó P : là công suất (w) A: là công. (J) t: là thời gian thực hiện công. (s) 1w = 1J/s. 1kw (kilôoát) = 1000w. 1Mw (mêgaoát) = 1.000.000w.
  3. 2. Nêu ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị? Em hiểu thế nào khi nói công suất của một chiếc quạt là 35w? TL : ➔ Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho ta biết khả năng thực hiện công của một máy, một thiết bị trong một đơn vị thời gian. ➔ Công suất của một chiếc quạt là 35W nghĩa là trong 1s quạt thực hiện được một công là 35J.
  4. 3/. Khi nào vật có cơ năng? Thế năng gồm có những dạng nào? Cho ví dụ? TL : * Cơ năng : Khi một vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. * Thế năng: - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường. - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
  5. 4/. Khi nào vật có động năng? Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. *Chú ý : 1/.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn 2/.Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. Vật có khối lượng càng lớn, chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn 3/.Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng. Cơ năng của vật lúc đó bằng tổng động năng và thế năng
  6. 5/. Các nguyên tử, phân tử chuyển động như thế nào? Chuyển động phân tử và nhiệt độ có mối liên hệ ntn? TL : ➔ Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. ➔ Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 6. Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: +Thực hiện công . +Truyền nhiệt.
  7. 7. Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng là gì? TL : Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt . K/h: Q, đơn vị: jun (J ) 8/. Dẫn nhiệt là gì ? Nêu tính dẫn nhiệt của các chất. -Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. -Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. -Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
  8. 9. Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì? TL : - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không.
  9. II./LUYỆN TẬP Câu 1:. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động B. Vật có động năng có khả năng sinh động. C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều. DD. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật. Câu 2: Trường hợp nào sau đây không có động năng: A. Con lắc đang dao động. B. Máy bay đang bay. CC. Con chim đang đậu trên cành cây. D. Luồng gió đang thổi qua cánh đồng.
  10. Câu 3: 1. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của công suất? A. Jun (J ) B.B Oát (w) C. Niutơn (N) D. kilôgam(kg) Câu 4: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ điều gì? A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. B. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. C. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. DD. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
  11. Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là do chuyển động hỗn độn của nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự tạo thành mưa. B. Sự tạo thành gió CC. Muối tan trong nước D. Trộn lẫn cát và xi măng để làm hồ vữa xây nhà. Câu 6: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài. DD. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
  12. Câu 7: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A.Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật. CC. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẩn trọng lượng của vật. Câu 8: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng? A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí. BB. Đồng, thủy tinh, nước, không khí. C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.
  13. Câu 9: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò. CC. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
  14. III/.VẬN DỤNG BT1: Một cần trục nâng một vật có khối lượng 600kg lên độ cao 4,5m trong thời gian 12s. Tính công và công suất của cần trục. Giải Cho biết h = 4,5 m - Công của cần trục nâng vật lên cao m= 600kg 4,5m. t= 12s A = F.s = P.h Tính A=? (27.000 J) = 6000.4,5 = 27000 (J) = ?( 12,25 w) - Công suất của cần trục nâng vật lên. 27000 = = 2250(w) 12
  15. BT2: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. a) Tính công suất của ngựa. b) Chứng minh rằng P = F.v. Giải Cho biết a) Trong 1 giờ (3600s) con ngựa kéo v = 9km/h xe đi được đoạn đường s = 9km = F = 200N 9000m.Công của lực kéo của ngựa Tìm: trên đoạn đường s là : a) P = ? W A = F.s = 200.9000 = 1800000 (J) b) CM P = F.v Công suất của ngựa : 1800000 = = 500W. 3600 b) Công suất : F.s = = F.v. t
  16. BT3: Tại sao khi thả một cục đường vào cốc nước rồi khấy lên, đường tan vào nước có vị ngọt? TL: Khi khuấy lên, các phân tử đường và nước xen lẩn vào nhau. BT 4: Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ? Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? TL: Búa đập vào đinh làm ngập sau vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa. Đó là động năng. BT 5: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt. TL: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng giảm và nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
  17. VẬN DỤNG BT: Ở những nơi nuôi (tôm, cá) với số lượng lớn, người ta dùng những bánh xe quay tròn có lắp những cánh quạt nhỏ đập liên tục xuống nước, làm nước bắn tóe lên. Hãy giải thích tại sao người ta làm như vậy?
  18. Hướng dẫn về nhà Học thuộc nội dung chính của các bài từ bài 15 đến bài 23. Làm các bài tập trong sách bài tập và bài tập gợi ý Tiết sau kiểm tra viết 45 phút.