Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt - Trường THCS Đông Phú

pptx 34 trang buihaixuan21 7840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt - Trường THCS Đông Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_8_chu_de_cac_hinh_thuc_truyen_nhiet_tru.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt - Trường THCS Đông Phú

  1. Trường THCS Đông Phú CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 8 CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
  2. Khởi động cùng “Gia Cát Dự”!
  3. Khởi động cùng “Gia Cát Dự”! Trong 3 vị trí đặt tay, vị trí nào cảm thấy ít nóng nhất?
  4. SỰ TRUYỀN NHIỆT Bức Dẫn Đối xạ nhiệt lưu nhiệt
  5. I. Dẫn nhiệt 1. Thí nghiệm H22.1 2. Nhận xét A B a b c d e Play
  6. từ phần này sang phần khác của thanh đồng Dẫn Nhiệt một vật năng nhiệt từ thanhtừ vật nàyđồng sang sang vậtsáp khác vật này vật khác A B a b c d e Play
  7. 3. Kết luận Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác, từ phần này sang phần khác của vật bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn.
  8. (?) Đồ ăn nóng đựng ở xoong, nồi kim loại hay ở bát, đĩa sứ cho ta cảm giác nóng hơn?
  9. Bảng độ dẫn nhiệt của một số chất Đơn vị: W/m.K Độ Độ Độ Độ Chất dẫn Chất dẫn Chất dẫn Chất dẫn nhiệt nhiệt nhiệt nhiệt Chân Không Thủy 0 0,024 Nước 0,6 1 không khí tinh Bê tông 2,1 Chì 35 Thép 50 Nhôm 204
  10. 3. Kết luận - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. - Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
  11. II. Đối lưu 1. Thí nghiệm H23.2
  12. Nhiệt kế - B1: Đặt một gói nhỏ đựng hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thủy tinh đựng nước. - B2: Dùng đèn cồn đun Thuốc tím nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím (H.23.2). - B3: Quan sát hiện tượng xảy ra. Play Hình 23.2
  13. C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương ? Trả lời: C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
  14. C2: Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, lớp nước lạnh phía trên lại đi xuống dưới ? Trả lời: Lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra 푷 V tăng mà d = (P không đổi) 푽 d giảm dnóng < dlạnh Lớp nước nóng tạo thành dòng chất lỏng đi lên trên, lớp nước lạnh tạo thành dòng chất lỏng đi xuống dưới. Truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu
  15. 2. Tìm hiểu đèn đối lưu Đèn đối lưu chất lỏng Đèn đối lưu chất khí
  16. Hoạt động của đèn đối lưu chất lỏng Sản phẩm trải nghiệm của nhóm học sinh lớp 8A1 Nguyễn Việt Hoàng, Trần Kiên Cường, Nguyễn Phú Thành
  17. Hoạt động của đèn đối lưu chất khí Sản phẩm trải nghiệm của nhóm học sinh lớp 8A1 Vũ Lê Anh Thư, Phương Anh, Ngọc Linh, Hà Linh
  18. Hoạt động của đèn đối lưu chất khí Sản phẩm trải nghiệm của nhóm học sinh lớp 8A1 Nguyễn Việt Hoàng, Trần Kiên Cường, Nguyễn Phú Thành
  19. Hoạt động của đèn đối lưu chất khí Sản phẩm trải nghiệm của nhóm học sinh lớp 8A1 Tuấn Đức, Thái, Nguyên, Nam
  20. Tương tự như thí nghiệm H23.2 đối lưu xảy ra trong chất lỏng, hãy giải thích nguyên lí hoạt động của đèn đối lưu chất khí? Trả lời: Lớp khí ở dưới nơi có đèn (nến) nóng lên trước, nở ra 푷 V tăng mà d = (P không đổi) 푽 d giảm => dnóng < dlạnh Lớp khí nóng tạo thành dòng chất khí đi lên trên, lớp khí lạnh tạo thành dòng chất khí xuống dưới. Sự di chuyển của các dòng khí làm cho đèn xoay chuyển theo. Truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu
  21. 3. Kết luận - Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. - Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng và chất khí.
  22. III. Bức xạ nhiệt 1. Nhiệt kế hồng ngoại Nhiệt kế hồng ngoại hoạt động dựa trên hiệu ứng bức xạ nhiệt. Nhiệt độ từ vật cần đo sẽ truyền đến bộ phận cảm biến của nhiệt kế bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  23. 2. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời xuống Trái Đất Dù giữa Trái Đất và Mặt Trời còn cách nhau khoảng chân không nhưng nhiệt vẫn được truyền từ Mặt Trời xuống Trái Đất bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  24. 3. Kết luận - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả trong chân không. - Bất kì vật nóng nào cũng bức xạ nhiệt. - Những vật có bề mặt xù xì và sẫm màu thì bức xạ nhiệt càng nhiều.
  25. IV. Vận dụng 1. Ai chính xác hơn? Trong 3 vị trí đặt tay, vị trí nào cảm thấy ít nóng nhất? Trả lời: Ở vị trí 1, nhiệt truyền đến tay bằng đối lưu và bức xạ nhiệt. Ở vị trí 3, nhiệt truyền đến tay bằng dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt. Ở vị trí 2, nhiệt chỉ truyền đến tay bằng bức xạ nhiệt. => Tay đặt ở vị trí 2 sẽ cảm thấy ít nóng nhất.
  26. 2. Về đích thật “quick”! Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt? A. Sự tạo thành gió B. Nhúng 1 đầu của chiếc thìa kim loại vào cốc nước sôi ta thấy nóng. C. Sự chuyển động của con thỏ khi đốt nến trong đèn kéo quân. D. Các dòng hải lưu trong đại dương
  27. Câu 2: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm nhanh sôi hơn? A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn. C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
  28. Câu 3: Khi đun nước, nhiệt độ nước trong ấm tăng lên đều đặn chủ yếu là do hình thức truyền nhiệt nào? A. Đối lưu B. Dẫn nhiệt C. Bức xạ nhiệt D. Thực hiện công
  29. Câu 4: Tại sao ở một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? A. Ống khói cao tạo ra sự truyền nhiệt tốt. B. Ống khói cao tạo ra sự đối lưu tốt. C. Ống khói cao tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt. D. Ống khói cao có tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
  30. Câu 5: Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong trường hợp nào dưới đây? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp. C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn. D. Sự truyền nhiệt từ nước nóng trong cốc đến thành cốc.
  31. Câu 6: Sự truyền nhiệt trong chân không diễn ra dưới hình thức nào? A. Thực hiện công B. Đối lưu C. Bức xạ nhiệt D. Dẫn nhiệt
  32. NHIỆM VỤ HỌC TẬP - Hoàn thiện báo cáo học tập. - Học bài theo các kết luận.
  33. Cảm ơn các thầy, cô và các em học sinh!